Nhiều ngày qua, trước thông tin về việc xuất hiện hàng loạt vết nứt trên cầu Móng, cây cầu bộ hành được xây từ thời Pháp tồn tại 123 năm qua đã khiến người dân TP.HCM quan tâm.Cầu Móng (hay Mống) bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa quận 1 và quận 4 TP.HCM) là cây cầu cổ duy nhất của Sài Gòn từ thời Pháp thuộc còn tồn tại đến ngày nay đã 123 năm.Cầu này do Công ty vận chuyển Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn thuê Công ty xây dựng Levallois Perret (tức Eiffel cũ) xây cất vào năm 1893 - 1894. Năm 2014, cầu được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp thành phố.Những ngày qua, tại bức tường cầu thang bộ hành và ở các bậc cầu thang xuất hiện nhiều vết nứt...Trong đó, vết nứt ở đoạn tiếp giáp giữa đường dẫn vào cầu với mố cầu khá lớn khiến nhiều người lo lắng về độ an toàn của cầu bộ hành này.Nhiều vị trí trên cầu xuất hiện các vết nứt rộng, có nơi lên đến 6cm và dài hơn 3m.Trước sự việc nói trên, Sở GTVT TP.HCM đã giao Khu quản lý giao thông đô thị số 1 và các đơn vị liên quan thực hiện công tác kiểm định cầu Móng để xác định độ an toàn của cây cầu này.Theo Sở GTVT TP.HCM, việc kiểm định cầu nhằm sửa chữa và phục hồi chiếc cầu bộ hành đã có tuổi thọ hàng trăm năm, gắn liền với đời sống của người dân TP.HCM, cũng như du khách cả nước và quốc tế.Một đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết, việc xảy ra các vết nứt trên cầu Móng nghi có liên quan đến việc thi công công trình cống ngăn triều Bến Nghé (quận 1 và quận 4).Công trình nói trên do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 làm chủ đầu tư thi công. Đây là đơn vị thực hiện dự án giải quyết ngập do triều tại khu vực TP.HCM.“Cây cầu này bắt ngang rạch Bến Nghé, hướng ra bến Bạch Đằng trên sông Sài Gòn có kiến trúc cổ, được chiếu sáng mỹ thuật rất đẹp và là nơi qua lại vui chơi, tập thể dục hàng ngày của rất đông người dân lẫn du khách. Việc xuất hiện vết nứt khiến nhiều người cảm thấy bất an, lo lắng”, ông Gian Tô Hà, 1 cư dân địa phương chia sẻ. Cầu Móng dài 128m, rộng 5,2m được xây bằng thép kiên cố, mang đậm dấu ấn kiến trúc cầu phương Tây cuối thế kỷ 19. Người Pháp gọi cây cầu này là cầu “Công ty Messageries maritimes”, trong khi người Việt gọi là cầu Móng. Năm 2000, trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông - Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu Móng đã được tháo dỡ hoàn toàn. Khi các công trình này hoàn tất thì cầu Móng đã được lắp ghép lại theo nguyên bản.
Nhiều ngày qua, trước thông tin về việc xuất hiện hàng loạt vết nứt trên cầu Móng, cây cầu bộ hành được xây từ thời Pháp tồn tại 123 năm qua đã khiến người dân TP.HCM quan tâm.
Cầu Móng (hay Mống) bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền giữa quận 1 và quận 4 TP.HCM) là cây cầu cổ duy nhất của Sài Gòn từ thời Pháp thuộc còn tồn tại đến ngày nay đã 123 năm.
Cầu này do Công ty vận chuyển Hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn thuê Công ty xây dựng Levallois Perret (tức Eiffel cũ) xây cất vào năm 1893 - 1894. Năm 2014, cầu được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp thành phố.
Những ngày qua, tại bức tường cầu thang bộ hành và ở các bậc cầu thang xuất hiện nhiều vết nứt...
Trong đó, vết nứt ở đoạn tiếp giáp giữa đường dẫn vào cầu với mố cầu khá lớn khiến nhiều người lo lắng về độ an toàn của cầu bộ hành này.
Nhiều vị trí trên cầu xuất hiện các vết nứt rộng, có nơi lên đến 6cm và dài hơn 3m.
Trước sự việc nói trên, Sở GTVT TP.HCM đã giao Khu quản lý giao thông đô thị số 1 và các đơn vị liên quan thực hiện công tác kiểm định cầu Móng để xác định độ an toàn của cây cầu này.
Theo Sở GTVT TP.HCM, việc kiểm định cầu nhằm sửa chữa và phục hồi chiếc cầu bộ hành đã có tuổi thọ hàng trăm năm, gắn liền với đời sống của người dân TP.HCM, cũng như du khách cả nước và quốc tế.
Một đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết, việc xảy ra các vết nứt trên cầu Móng nghi có liên quan đến việc thi công công trình cống ngăn triều Bến Nghé (quận 1 và quận 4).
Công trình nói trên do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 làm chủ đầu tư thi công. Đây là đơn vị thực hiện dự án giải quyết ngập do triều tại khu vực TP.HCM.
“Cây cầu này bắt ngang rạch Bến Nghé, hướng ra bến Bạch Đằng trên sông Sài Gòn có kiến trúc cổ, được chiếu sáng mỹ thuật rất đẹp và là nơi qua lại vui chơi, tập thể dục hàng ngày của rất đông người dân lẫn du khách. Việc xuất hiện vết nứt khiến nhiều người cảm thấy bất an, lo lắng”, ông Gian Tô Hà, 1 cư dân địa phương chia sẻ.
Cầu Móng dài 128m, rộng 5,2m được xây bằng thép kiên cố, mang đậm dấu ấn kiến trúc cầu phương Tây cuối thế kỷ 19. Người Pháp gọi cây cầu này là cầu “Công ty Messageries maritimes”, trong khi người Việt gọi là cầu Móng. Năm 2000, trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông - Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu Móng đã được tháo dỡ hoàn toàn. Khi các công trình này hoàn tất thì cầu Móng đã được lắp ghép lại theo nguyên bản.