Tháp nước Hàng Đậu là công trình xây dựng năm 1894, nằm tại ngã sáu của các phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) nhằm phục vụ việc cung cấp nước sạch cho binh lính và công dân của Pháp trong thời gian đô hộ tại Hà Nội.
Tháp được xây bằng đá hộc, hình trụ tròn, đường kính 19m, cao 3 tầng, mái có hình chóp nón, ở giữa có cột thu lôi.Tháp nước Hàng Đậu là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội do người Pháp xây dựng. Tháp có đài nước bằng thép dung tích 1.250m3, trên đỉnh 8 bức tường đá, hệ thống đường ống dẫn lên, xuống có những van sắt.Sau một số lần chỉnh trang, tháp nước Hàng Đậu vẫn giữ được hiện trạng ban đầu nhưng 17 cửa sổ ở tầng một đã được bịt kín. Những ngày này, tháp nước Hàng Đậu đang được tu sửa trở thành không gian nghệ thuật, dự kiến sẽ mở cửa cho khách tham quan từ ngày 17/11 đến 31/12.Ghi nhận của phóng viên Dân trí, qua tu sửa, phần tầng 2 của tháp nước Hàng Đậu có lớp "áo" mới, không còn lộ đá như tầng 1.
"Trước đây, tháp nước Hàng Đậu rất bẩn, là nơi tập kết rác, phóng uế của nhiều người. Sau khi được tu sửa tôi thấy nơi này rất sạch, đẹp, hi vọng đây là điểm đến mới của du khách khi đến Hà Nội", anh Hoàng Sỹ Thành (31 tuổi, trú phố Hàng Than, Hà Nội) chia sẻ.Anh Quang Khải, nhân viên giám sát việc tu sửa, cho biết sau nhiều lần dọn dẹp tháp nước Hàng Đậu đã sạch sẽ hơn rất nhiều.
"Việc tu sửa tháp nước Hàng Đậu sẽ giữ nguyên kiến trúc trước đây", Quang Khải nói.Sau khi hoàn thiện phần tu sửa bên ngoài tháp nước Hàng Đậu nhận được nhiều sự chú ý của du khách, nhất là khách nước ngoài mỗi khi đi ngang qua.Nghệ thuật trưng bày sắp đặt tại tháp nước Hàng Đậu là một trong các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, do UBND TP Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chủ trì.
Ngoài tháp nước Hàng Đậu, nhóm kiến trúc sư, họa sĩ còn giới thiệu không gian nghệ thuật tại các công trình, di tích lịch sử như nhà máy xe lửa Gia Lâm, ga Hà Nội, ga Long Biên, cầu Long Biên.Trước khi mở cửa đón khách tham quan vào ngày 17/11 tới đây, tháp nước Hàng Đậu sẽ được nhóm thiết kế sáng tạo thành không gian nghệ thuật với hai hệ sắp đặt chủ chốt. Đó là hệ sắp đặt âm thanh tái hiện âm thanh của nước trong tự nhiên và hệ sắp đặt ánh sáng mở rộng thị giác về hình ảnh hiện vật được tái chế từ rác thải đô thị (Ảnh: Hải Quân).Cùng song sinh với tháp nước Hàng Đậu là tháp nước Đồn Thủy. Tuy nhiên tháp nước Đồn Thủy ít được biết đến bởi lúc mới xây, tháp nằm trong khu Đồn Thủy, là trại lính của viên chỉ huy Henri Rivière đóng quân khi quân Pháp chuẩn bị đánh chiếm thành Hà Nội.Theo quan sát của phóng viên, tháp nước Đồn Thủy đang bị cây xanh phủ kín.
Hiện tháp Đồn Thủy nằm trong khuôn viên Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm, khuất trong ngõ ở phố Đinh Công Tráng (gần Bệnh viện 108).Hiện một số khu vực của tháp nước Đồn Thủy đã xuống cấp, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính.
Tháp nước Hàng Đậu là công trình xây dựng năm 1894, nằm tại ngã sáu của các phố Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) nhằm phục vụ việc cung cấp nước sạch cho binh lính và công dân của Pháp trong thời gian đô hộ tại Hà Nội.
Tháp được xây bằng đá hộc, hình trụ tròn, đường kính 19m, cao 3 tầng, mái có hình chóp nón, ở giữa có cột thu lôi.
Tháp nước Hàng Đậu là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội do người Pháp xây dựng. Tháp có đài nước bằng thép dung tích 1.250m3, trên đỉnh 8 bức tường đá, hệ thống đường ống dẫn lên, xuống có những van sắt.
Sau một số lần chỉnh trang, tháp nước Hàng Đậu vẫn giữ được hiện trạng ban đầu nhưng 17 cửa sổ ở tầng một đã được bịt kín. Những ngày này, tháp nước Hàng Đậu đang được tu sửa trở thành không gian nghệ thuật, dự kiến sẽ mở cửa cho khách tham quan từ ngày 17/11 đến 31/12.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, qua tu sửa, phần tầng 2 của tháp nước Hàng Đậu có lớp "áo" mới, không còn lộ đá như tầng 1.
"Trước đây, tháp nước Hàng Đậu rất bẩn, là nơi tập kết rác, phóng uế của nhiều người. Sau khi được tu sửa tôi thấy nơi này rất sạch, đẹp, hi vọng đây là điểm đến mới của du khách khi đến Hà Nội", anh Hoàng Sỹ Thành (31 tuổi, trú phố Hàng Than, Hà Nội) chia sẻ.
Anh Quang Khải, nhân viên giám sát việc tu sửa, cho biết sau nhiều lần dọn dẹp tháp nước Hàng Đậu đã sạch sẽ hơn rất nhiều.
"Việc tu sửa tháp nước Hàng Đậu sẽ giữ nguyên kiến trúc trước đây", Quang Khải nói.
Sau khi hoàn thiện phần tu sửa bên ngoài tháp nước Hàng Đậu nhận được nhiều sự chú ý của du khách, nhất là khách nước ngoài mỗi khi đi ngang qua.
Nghệ thuật trưng bày sắp đặt tại tháp nước Hàng Đậu là một trong các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, do UBND TP Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam chủ trì.
Ngoài tháp nước Hàng Đậu, nhóm kiến trúc sư, họa sĩ còn giới thiệu không gian nghệ thuật tại các công trình, di tích lịch sử như nhà máy xe lửa Gia Lâm, ga Hà Nội, ga Long Biên, cầu Long Biên.
Trước khi mở cửa đón khách tham quan vào ngày 17/11 tới đây, tháp nước Hàng Đậu sẽ được nhóm thiết kế sáng tạo thành không gian nghệ thuật với hai hệ sắp đặt chủ chốt. Đó là hệ sắp đặt âm thanh tái hiện âm thanh của nước trong tự nhiên và hệ sắp đặt ánh sáng mở rộng thị giác về hình ảnh hiện vật được tái chế từ rác thải đô thị (Ảnh: Hải Quân).
Cùng song sinh với tháp nước Hàng Đậu là tháp nước Đồn Thủy. Tuy nhiên tháp nước Đồn Thủy ít được biết đến bởi lúc mới xây, tháp nằm trong khu Đồn Thủy, là trại lính của viên chỉ huy Henri Rivière đóng quân khi quân Pháp chuẩn bị đánh chiếm thành Hà Nội.
Theo quan sát của phóng viên, tháp nước Đồn Thủy đang bị cây xanh phủ kín.
Hiện tháp Đồn Thủy nằm trong khuôn viên Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàn Kiếm, khuất trong ngõ ở phố Đinh Công Tráng (gần Bệnh viện 108).
Hiện một số khu vực của tháp nước Đồn Thủy đã xuống cấp, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính.