Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê, đóng trên địa bàn xã Hương Bình, (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt và khởi công xây dựng với mức đầu tư 39,2 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ theo đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.Trường được xây dựng trên diện tích 35.700 m2 do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư với nhiều hạng mục và cơ sở vật chất khang trang. Từ các dãy nhà hiệu bộ, nhà học lý thuyết, nhà xưởng thực hành, khu ký túc xá 3 tầng. Dự tính trường sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho hơn 600 học sinh.Năm 2014 trường được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sau gần 3 năm, số lượng học sinh liên tục giảm mạnh. Đến năm 2017, cả trường chỉ còn đào tạo 49 học sinh cả bổ túc văn hóa và đào tạo hai nghề xây dựng và thú y. Dãy nhà chính của trường có 8 phòng, được đầu tư khang trang nhưng chỉ có 5 phòng được sử dụng, mỗi lớp có từ 15-20 em.được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị nhưng không có học sinh học. Theo một thầy giáo trong trường, phòng có hơn 30 máy nhưng chỉ có khoảng 10 máy là còn dùng cho việc học của học sinh. Nhưng vì địa điểm xa trung tâm thị trấn không có kết nối Internet nên việc đào tạo cho các em là rất khó khăn.Dãy nhà xưởng thực hành cho các ngành nghề may, hàn xì, tiện gỗ từ lúc xây dựng đến nay chưa có lớp học viên nào để đào tạo.Nhiều máy móc chưa hề được sử dụngTrang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học được đầu tư mới nhưng không được sử dụng.Hàng chục máy may phục vụ học nghề may nằm im lìm. Cô Mai Lệ Thu, Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết năm trước có một doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Nga về liên kết với trường để đào tạo học viên sang lao động bên đó nhưng do cơ sở xa nên số học viên không đủ để mở lớp.Khu ký túc xá 3 tầng được xây dựng mới với 24 phòng nhưng chỉ có 3 học sinh đăng ký ở lạiNhiều phòng học không sử dụng nên được tận dụng làm nơi nuôi nhốt gia súc. "Gia súc trong trường là của một giáo viên xin chăn thả để phục vụ thêm cho việc thực nghiệm nghề chăn nuôi của trung tâm nếu có lớp đào tạo", cô Thu cho hayĐưa vào sử dụng gần 3 năm nhưng nhiều hạng mục đã xuống cấp, sụt lún"Trường cũng đã liên kết với các địa phương để đào tạo thêm nhưng vẫn trong tình trạng thiếu học sinh. Việc số học sinh giảm mạnh là theo cơ chế ngành, và diễn ra ở nhiều nơi", cô Thu phân trầnĐể xây dựng dự án trung tâm mới 39 tỷ, hai trường cũ là Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề Hương Khê phải bỏ hoang để sáp nhậpViệc sáp nhập khiến hai trung tâm cũ phải bỏ hoang, trở thành nơi tiêm chích ma túy của các con nghiện.
Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê, đóng trên địa bàn xã Hương Bình, (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt và khởi công xây dựng với mức đầu tư 39,2 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ theo đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trường được xây dựng trên diện tích 35.700 m2 do UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư với nhiều hạng mục và cơ sở vật chất khang trang. Từ các dãy nhà hiệu bộ, nhà học lý thuyết, nhà xưởng thực hành, khu ký túc xá 3 tầng. Dự tính trường sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho hơn 600 học sinh.
Năm 2014 trường được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sau gần 3 năm, số lượng học sinh liên tục giảm mạnh. Đến năm 2017, cả trường chỉ còn đào tạo 49 học sinh cả bổ túc văn hóa và đào tạo hai nghề xây dựng và thú y. Dãy nhà chính của trường có 8 phòng, được đầu tư khang trang nhưng chỉ có 5 phòng được sử dụng, mỗi lớp có từ 15-20 em.
được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị nhưng không có học sinh học. Theo một thầy giáo trong trường, phòng có hơn 30 máy nhưng chỉ có khoảng 10 máy là còn dùng cho việc học của học sinh. Nhưng vì địa điểm xa trung tâm thị trấn không có kết nối Internet nên việc đào tạo cho các em là rất khó khăn.
Dãy nhà xưởng thực hành cho các ngành nghề may, hàn xì, tiện gỗ từ lúc xây dựng đến nay chưa có lớp học viên nào để đào tạo.
Nhiều máy móc chưa hề được sử dụng
Trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học được đầu tư mới nhưng không được sử dụng.
Hàng chục máy may phục vụ học nghề may nằm im lìm. Cô Mai Lệ Thu, Phó Giám đốc Trung tâm, cho biết năm trước có một doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Nga về liên kết với trường để đào tạo học viên sang lao động bên đó nhưng do cơ sở xa nên số học viên không đủ để mở lớp.
Khu ký túc xá 3 tầng được xây dựng mới với 24 phòng nhưng chỉ có 3 học sinh đăng ký ở lại
Nhiều phòng học không sử dụng nên được tận dụng làm nơi nuôi nhốt gia súc. "Gia súc trong trường là của một giáo viên xin chăn thả để phục vụ thêm cho việc thực nghiệm nghề chăn nuôi của trung tâm nếu có lớp đào tạo", cô Thu cho hay
Đưa vào sử dụng gần 3 năm nhưng nhiều hạng mục đã xuống cấp, sụt lún
"Trường cũng đã liên kết với các địa phương để đào tạo thêm nhưng vẫn trong tình trạng thiếu học sinh. Việc số học sinh giảm mạnh là theo cơ chế ngành, và diễn ra ở nhiều nơi", cô Thu phân trần
Để xây dựng dự án trung tâm mới 39 tỷ, hai trường cũ là Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề Hương Khê phải bỏ hoang để sáp nhập
Việc sáp nhập khiến hai trung tâm cũ phải bỏ hoang, trở thành nơi tiêm chích ma túy của các con nghiện.