Thanh tra Chính phủ (TTCP)vừa ban hành kết luận thanh tra về trách nhiệm của ĐH Quốc gia TP.HCM trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án giai đoạn 2013-2015.Cũng tại kết luận này, TTCP còn xác định, trường ĐH Bách Khoa (thành viên của ĐHQG TP.HCM) ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân cho thuê mặt bằng để kinh doanh tại cơ sở số 1 (số 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP HCM) không đúng với các quy định pháp luật.Theo đó, ĐH Bách Khoa đã bất chấp các quy định tại Điều 16 Luật Quản lý tài sản Nhà nước và Khoản 3, Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 khi chỉ trong 3 năm (từ 2013 đến 2015) đã ký hợp động cho các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng để kình doanh và tổng số tiền thu trong 3 năm là 43,1 tỷ đồng.Cụ thể, năm 2013 thu 13 tỷ 220 triệu; năm 2014 thu 13 tỷ 815 triệu và năm 2015 thu 16 tỷ 70 triệu đồng.Chiều 6/12, PV Kiến Thức ghi nhận toàn bộ 2 mặt tiền đường đường Lý Thường Kiệt và Tô Hiến Thành của trường Đại học Bách Khoa (mỗi mặt dài gần nửa cây số) đều được xây dựng hàng trăm kiốt.Tuy nhiên đến thời điểm này, hầu hết các kiốt đều ngưng kinh doanh, đóng cửa bỏ hoang phế và di dời đến điểm kinh doanh khác.Theo một người từng thuê mặt bằng của trường ĐH Bách Khoa thì họ đã phải trả lại mặt bằng từ cuối năm 2016.Hiện tại, tại khu vực 2 mặt tiền của trường ĐH Bách Khoa chỉ còn các cơ sở, văn phòng của trường hoạt động để phục vụ sinh viên.Một Trung tâm đào tạo thuộc trường ĐH Bách Khoa đang hoạt động.Tuy vậy, một số doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng vẫn còn hoạt động từ mặt bằng của trường ĐH Bách Khoa trên đường Lý Thường Kiệt.Một số cơ sở, doanh nghiệp khác vẫn còn đang được cho thuê mặt bằng để kinh doanh.Thậm chí có 1 doanh nghiệp xây dựng khá kiên cố cơ sở vật chất trên khu đất thuộc mặt bằng của trường ĐH Bách Khoa trên đường Lý Thường Kiệt và vẫn đang hoạt động.
Thanh tra Chính phủ (TTCP)vừa ban hành kết luận thanh tra về trách nhiệm của ĐH Quốc gia TP.HCM trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án giai đoạn 2013-2015.
Cũng tại kết luận này, TTCP còn xác định, trường ĐH Bách Khoa (thành viên của ĐHQG TP.HCM) ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân cho thuê mặt bằng để kinh doanh tại cơ sở số 1 (số 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP HCM) không đúng với các quy định pháp luật.
Theo đó, ĐH Bách Khoa đã bất chấp các quy định tại Điều 16 Luật Quản lý tài sản Nhà nước và Khoản 3, Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 khi chỉ trong 3 năm (từ 2013 đến 2015) đã ký hợp động cho các tổ chức, cá nhân thuê mặt bằng để kình doanh và tổng số tiền thu trong 3 năm là 43,1 tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2013 thu 13 tỷ 220 triệu; năm 2014 thu 13 tỷ 815 triệu và năm 2015 thu 16 tỷ 70 triệu đồng.
Chiều 6/12, PV Kiến Thức ghi nhận toàn bộ 2 mặt tiền đường đường Lý Thường Kiệt và Tô Hiến Thành của trường Đại học Bách Khoa (mỗi mặt dài gần nửa cây số) đều được xây dựng hàng trăm kiốt.
Tuy nhiên đến thời điểm này, hầu hết các kiốt đều ngưng kinh doanh, đóng cửa bỏ hoang phế và di dời đến điểm kinh doanh khác.
Theo một người từng thuê mặt bằng của trường ĐH Bách Khoa thì họ đã phải trả lại mặt bằng từ cuối năm 2016.
Hiện tại, tại khu vực 2 mặt tiền của trường ĐH Bách Khoa chỉ còn các cơ sở, văn phòng của trường hoạt động để phục vụ sinh viên.
Một Trung tâm đào tạo thuộc trường ĐH Bách Khoa đang hoạt động.
Tuy vậy, một số doanh nghiệp lĩnh vực ngân hàng vẫn còn hoạt động từ mặt bằng của trường ĐH Bách Khoa trên đường Lý Thường Kiệt.
Một số cơ sở, doanh nghiệp khác vẫn còn đang được cho thuê mặt bằng để kinh doanh.
Thậm chí có 1 doanh nghiệp xây dựng khá kiên cố cơ sở vật chất trên khu đất thuộc mặt bằng của trường ĐH Bách Khoa trên đường Lý Thường Kiệt và vẫn đang hoạt động.