Dòng kênh ô nhiễm có màu đỏ như máu chạy bao quanh làng Lũng Vị (xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).Một đoạn mương do lượng nước thải ứ đọng quá nhiều nên chuyển sang màu đen đặc và bốc mùi hôi thối.Anh B. (xin giấu danh tính) dẫn chúng tôi đến nơi được cho là có cống ngầm xả thải. Đi dọc theo con mương hơn 500m, nằm khuất dưới bụi cây rậm rạp, cống xả thải chìm quá nửa dưới lòng đất. Theo tiết lộ của anh, dòng nước này là hóa chất nhuộm màu do xí nghiệp mây tre đan gần đó xả ra. Từ cống này, dòng nước đỏ đặc chảy vòng quanh kênh mương rồi tỏa ra ruộng đồng của bà con làng Lũng Vị... "Vào mùa mưa còn đỡ vì hóa chất được hòa loãng, mùa khô hạn thì kênh cạn nên chất thải bốc mùi rất khó chịu" - anh B. cho biết thêm.Miệng cống xả thải đưa ra dòng nước đỏ đen sặc mùi hôi, chỉ đứng ít phút là đầu óc choáng váng.Vì dòng nước thải này xả thẳng ra ruộng đồng nên việc làm đồng áng của bà con bị ảnh hưởng, có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như: chân tay đều nổi mẩn ngứa, lở loét và bỏng rát. Chị Hoa, người thường xuyên làm đồng ở đây cho biết: Giờ ra đồng mà không đi ủng và găng tay vào thì chân tay sẽ nổi lên những chấm đỏ nhỏ, ngứa rất khó chịu. Càng làm đồng lâu thì các vết mẩn ngứa sẽ nhiều lên và lan rộng... Theo lời chị Hoa, việc đi ủng và găng tay khiến nhiều nông dân khó chịu và làm việc không hiệu quả nên họ bắt buộc phải để chân trần. Thay vì niềm vui khi lao động sản xuất thì trên gương mặt của mỗi người nông dân Lũng Vị đều hiện lên những nếp nhăn của sự lo âu, thấp thỏm.Bà Nguyễn Thị Tuất được người dân Lũng Vị đặt cho cái tên “người đàn bà khổ nhất thế gian” khi 5 người con trai đều đã chết vì ung thư.Thấy nguồn nước độc hại nên nhiều người dân tìm cách bịt kín miệng cống để không cho nước dẫn vào ruộng.Người dân tự chế bình lọc nước để có nước sinh hoạt.
Dòng kênh ô nhiễm có màu đỏ như máu chạy bao quanh làng Lũng Vị (xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Một đoạn mương do lượng nước thải ứ đọng quá nhiều nên chuyển sang màu đen đặc và bốc mùi hôi thối.
Anh B. (xin giấu danh tính) dẫn chúng tôi đến nơi được cho là có cống ngầm xả thải. Đi dọc theo con mương hơn 500m, nằm khuất dưới bụi cây rậm rạp, cống xả thải chìm quá nửa dưới lòng đất. Theo tiết lộ của anh, dòng nước này là hóa chất nhuộm màu do xí nghiệp mây tre đan gần đó xả ra. Từ cống này, dòng nước đỏ đặc chảy vòng quanh kênh mương rồi tỏa ra ruộng đồng của bà con làng Lũng Vị... "Vào mùa mưa còn đỡ vì hóa chất được hòa loãng, mùa khô hạn thì kênh cạn nên chất thải bốc mùi rất khó chịu" - anh B. cho biết thêm.
Miệng cống xả thải đưa ra dòng nước đỏ đen sặc mùi hôi, chỉ đứng ít phút là đầu óc choáng váng.
Vì dòng nước thải này xả thẳng ra ruộng đồng nên việc làm đồng áng của bà con bị ảnh hưởng, có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như: chân tay đều nổi mẩn ngứa, lở loét và bỏng rát. Chị Hoa, người thường xuyên làm đồng ở đây cho biết: Giờ ra đồng mà không đi ủng và găng tay vào thì chân tay sẽ nổi lên những chấm đỏ nhỏ, ngứa rất khó chịu. Càng làm đồng lâu thì các vết mẩn ngứa sẽ nhiều lên và lan rộng... Theo lời chị Hoa, việc đi ủng và găng tay khiến nhiều nông dân khó chịu và làm việc không hiệu quả nên họ bắt buộc phải để chân trần. Thay vì niềm vui khi lao động sản xuất thì trên gương mặt của mỗi người nông dân Lũng Vị đều hiện lên những nếp nhăn của sự lo âu, thấp thỏm.
Bà Nguyễn Thị Tuất được người dân Lũng Vị đặt cho cái tên “người đàn bà khổ nhất thế gian” khi 5 người con trai đều đã chết vì ung thư.
Thấy nguồn nước độc hại nên nhiều người dân tìm cách bịt kín miệng cống để không cho nước dẫn vào ruộng.
Người dân tự chế bình lọc nước để có nước sinh hoạt.