Cầu Lục Nam (km 24+134 tuyến Kép - Hạ Long, theo lý trình đường sắt) hay còn gọi là cầu Cẩm Lý, bắc qua sông Lục Nam (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Đã hơn 40 năm đi vào hoạt động, đây là cây cầu cuối cùng của cả nước dùng chung đường sắt và đường bộ. Cầu Cẩm Lý dài 272m, gồm 4 nhịp giàn thép, mỗi nhịp dài 64m, tải trọng 9 tấn/trục, lòng cầu chỉ rộng 3,8m, hai bên có làn cho xe máy và xe thô sơ, đã được đưa vào sử dụng từ năm 1979.Hàng ngày, rất đông ô tô tải, xe container chở hàng đi từ Quảng Ninh, Hải Phòng qua đây để ra QL1A lên Lạng Sơn và ngược lại, do tuyến đường này ngắn hơn so với đi QL18 đi ra QL1A khoảng 25-30km. Tuy hai đầu cầu đều cắm biển hạn chế tải trọng là 9 tấn/trục nhưng rất nhiều ô tô tải, xe container vượt quá tải trọng cho phép qua cầu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.Thiết kế làn đường dành cho xe máy, xe đạp rất nhỏ, chỉ rộng khoảng hơn 1m, thành lan can mỏng và thấp, mặt dưới được kết lại bằng những tấm bê tông. Giữa làn dành cho xe máy và làn dành cho ô tô khoảng cách lớn, thiếu an toàn. Đã có nhiều trường hợp người đi xe máy đâm vào thành cầu, rơi xuống sông.Phải chịu trọng tải lớn của hàng nghìn lượt xe mỗi ngày, đến nay cầu Cẩm Lý đã xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến người tham gia giao thông. Người dân ở đây cho biết, dù thường xuyên qua cầu, nhưng lần nào cũng không có cảm giác an toàn. Mỗi lần những chiếc container "bò" qua là có thể cảm nhận rõ được độ rung của cây cầu.Lan can thành cầu đã bong tróc, hoen gỉ, nhiều vị trí đã bung nứt không còn gắn liều với nhau.Sau hơn 40 năm đi vào hoạt động, việc "cõng" các xe quá khổ, quá tải đi qua mỗi ngày khiến nguy cơ mất an toàn giao thông ở cây cầu này ngày càng gia tăng.Đã không ít lần xảy ra vụ việc tài xế vượt ẩu, đâm vào thành cầu gây hư hỏng nặng. Thường xuyên xảy ra việc các phương tiện cố tình vượt đèn đỏ, đến giữa cầu không ai chịu nhường ai nên tắc đường kéo dài nhiều giờ đồng hồ.Dù có biển cấm xe máy ngay đầu cầu, nhưng nhiều lái xe vẫn không tuân thủ biển báo, cố tình vi phạm đi vào làn dành cho ôtô.Hình ảnh các phương tiện xe máy cố tình đi vào làn dành cho ôtô bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra.Mới đây, Bộ GTVT đã có văn bản trả lời cử tri tỉnh Bắc Giang về kiến nghị sửa chữa, nâng cấp, đồng thời nghiên cứu xây mới tách riêng đường bộ với đường sắt cầu Cẩm Lý. Trường hợp thật sự cấp bách cần phải triển khai ngay để bảo đảm an toàn giao thông. UBND tỉnh Bắc Giang cần phải xác định khả năng và bố trí năng lực vốn để thực hiện, khuyến khích nghiên cứu phương án sử dụng nguồn vốn tại địa phương và các nguồn vốn khác để thực hiện dự án.>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội: Khói đen bốc cao hàng chục mét dưới chân cầu Thăng Long (Nguồn: Kienthucnet)
Cầu Lục Nam (km 24+134 tuyến Kép - Hạ Long, theo lý trình đường sắt) hay còn gọi là cầu Cẩm Lý, bắc qua sông Lục Nam (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Đã hơn 40 năm đi vào hoạt động, đây là cây cầu cuối cùng của cả nước dùng chung đường sắt và đường bộ.
Cầu Cẩm Lý dài 272m, gồm 4 nhịp giàn thép, mỗi nhịp dài 64m, tải trọng 9 tấn/trục, lòng cầu chỉ rộng 3,8m, hai bên có làn cho xe máy và xe thô sơ, đã được đưa vào sử dụng từ năm 1979.
Hàng ngày, rất đông ô tô tải, xe container chở hàng đi từ Quảng Ninh, Hải Phòng qua đây để ra QL1A lên Lạng Sơn và ngược lại, do tuyến đường này ngắn hơn so với đi QL18 đi ra QL1A khoảng 25-30km. Tuy hai đầu cầu đều cắm biển hạn chế tải trọng là 9 tấn/trục nhưng rất nhiều ô tô tải, xe container vượt quá tải trọng cho phép qua cầu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Thiết kế làn đường dành cho xe máy, xe đạp rất nhỏ, chỉ rộng khoảng hơn 1m, thành lan can mỏng và thấp, mặt dưới được kết lại bằng những tấm bê tông. Giữa làn dành cho xe máy và làn dành cho ô tô khoảng cách lớn, thiếu an toàn. Đã có nhiều trường hợp người đi xe máy đâm vào thành cầu, rơi xuống sông.
Phải chịu trọng tải lớn của hàng nghìn lượt xe mỗi ngày, đến nay cầu Cẩm Lý đã xuống cấp nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến người tham gia giao thông. Người dân ở đây cho biết, dù thường xuyên qua cầu, nhưng lần nào cũng không có cảm giác an toàn. Mỗi lần những chiếc container "bò" qua là có thể cảm nhận rõ được độ rung của cây cầu.
Lan can thành cầu đã bong tróc, hoen gỉ, nhiều vị trí đã bung nứt không còn gắn liều với nhau.
Sau hơn 40 năm đi vào hoạt động, việc "cõng" các xe quá khổ, quá tải đi qua mỗi ngày khiến nguy cơ mất an toàn giao thông ở cây cầu này ngày càng gia tăng.
Đã không ít lần xảy ra vụ việc tài xế vượt ẩu, đâm vào thành cầu gây hư hỏng nặng. Thường xuyên xảy ra việc các phương tiện cố tình vượt đèn đỏ, đến giữa cầu không ai chịu nhường ai nên tắc đường kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
Dù có biển cấm xe máy ngay đầu cầu, nhưng nhiều lái xe vẫn không tuân thủ biển báo, cố tình vi phạm đi vào làn dành cho ôtô.
Hình ảnh các phương tiện xe máy cố tình đi vào làn dành cho ôtô bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra.
Mới đây, Bộ GTVT đã có văn bản trả lời cử tri tỉnh Bắc Giang về kiến nghị sửa chữa, nâng cấp, đồng thời nghiên cứu xây mới tách riêng đường bộ với đường sắt cầu Cẩm Lý. Trường hợp thật sự cấp bách cần phải triển khai ngay để bảo đảm an toàn giao thông. UBND tỉnh Bắc Giang cần phải xác định khả năng và bố trí năng lực vốn để thực hiện, khuyến khích nghiên cứu phương án sử dụng nguồn vốn tại địa phương và các nguồn vốn khác để thực hiện dự án.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội: Khói đen bốc cao hàng chục mét dưới chân cầu Thăng Long (Nguồn: Kienthucnet)