Mới đây, Bộ GTVT có văn bản trả lời Cục Đường bộ Việt Nam về việc đề nghị sửa chữa đột xuất cầu Sỏi tại Km464+283 trên đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình. Văn bản có đoạn: “Cục Đường bộ Việt Nam rút kinh nghiệm trong việc tự tách riêng cầu Sỏi ra khỏi danh mục 6 cầu đã được phê duyệt, khi chưa được sự chấp thuận của Bộ, dẫn đến chia nhỏ gói thầu không đảm bảo theo các quy định về đấu thầu”.Lý do Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam phải “rút kinh nghiệm” là bởi trong văn bản đề nghị sửa chữa đột xuất cầu Sỏi tại Km464+283 trên đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình, Cục Đường bộ Việt Nam đã tách riêng cầu Sỏi khỏi danh mục 6 cầu trên đường Hồ Chí Minh thuộc kế hoạch bảo trì năm 2023 đã được Bộ GTVT phê duyệt để sửa chữa riêng.Theo lý giải của Cục Đường bộ Việt Nam, việc tách cầu Sỏi ra sửa chữa riêng vì công trình này xuất hiện hư hỏng nặng phát sinh so với thời điểm lập kế hoạch. Do đó, cơ quan này đề xuất Bộ GTVT cho phép sửa chữa đột xuất, đảm bảo giao thông cầu Sỏi với kinh phí dự kiến là 8,2 tỷ đồng.Giải pháp sửa chữa cầu Sỏi được Cục Đường bộ Việt Nam đưa ra là tháo dỡ kết cấu nhịp dầm hiện tại để thi công mố mới; lắp đạt lại kết cấu nhịp; gia cường hệ dầm chủ, hoàn trả mặt cầu, khe co giãn, vuốt nối êm thuận đường đầu cầu.Theo ý của Bộ GTVT thì Cục Đường bộ Việt Nam cần làm rõ cơ sở phải sửa chữa đột xuất cầu Sỏi theo các quy định. Cơ quan này sẽ phải cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên cầu như: nhật ký, các số liệu theo dõi vết nứt từ thời điểm lập kế hoạch 2023 đến thời điểm phát sinh các hư hỏng nặng.PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho biết, tình trạng chia nhỏ gói thầu đã xảy ra rất nhiều trong thời gian qua và cũng không ít trường hợp bị phát hiện nhưng lại không bị xử lý. Đây là lần đầu tiên một cơ quan quản lý nhà nước là Bộ GTVT phát hiện và thẳng thắn xử lý hành vi chia nhỏ gói thầu của cơ quan cấp dưới. Bà An cho rằng, hành vi chia nhỏ gói thầu cần phải cấm triệt để vì đây là nguồn gốc gây ra rất nhiều hệ lụy cho các dự án, nhất là các dự án giao thông.Trong văn bản trả lời Cục Đường bộ Việt Nam về đề nghị sửa chữa đột xuất cầu Sỏi tại Km464+283 trên đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình, Bộ GTVT không chỉ thẳng thắn phê bình, yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam phải “rút kinh nghiệm” vì tự ý tách cầu Sỏi ra khỏi danh mục 6 cầu đã được phê duyệt mà còn gây chú ý với chỉ đạo mang tính gợi mở cho cơ quan cấp dưới tiếp tục được tách cầu Sỏi ra sửa chữa riêng.Cụ thể, Bộ GTVT cho biết: “Trường hợp cần thiết điều chỉnh dự án sửa chữa nêu trên, Cục Đường bộ Việt Nam rà soát, tổng hợp báo cáo Bộ điều chỉnh danh mục dự án sửa chữa 6 cầu theo quy định làm cơ sở triển khai”.Đồng thời, cơ quan này cũng đưa ra chỉ đạo: "Trên cơ sở hiện trạng hư hỏng cầu, tổng hợp các số liệu về lưu lượng xe, kết hợp với khảo sát địa chất, thủy văn khu vực cầu, Cục Đường bộ đề xuất phương án sửa chữa cầu Sỏi trên nguyên tắc phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo ATGT và an toàn công trình để trình Bộ GTVT xem xét chấp thuận cho phép tách cầu Sỏi ra thành 1 danh mục sửa chữa độc lập đáp ứng triển khai theo mục tiêu đột xuất".Theo như nội dung trên thì sau khi phê bình Cục Đường bộ Việt Nam vì tự ý tách cầu Sỏi khỏi danh mục 6 cầu đã được phê duyệt, Bộ GTVT lại bỏ ngỏ khả năng cho phép Cục Đường bộ Việt Nam được tách cầu Sỏi thành 1 danh mục sửa chữa độc lập (?!).Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, trước khi Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ GTVT cho phép sửa chữa đột xuất, đảm bảo giao thông cầu Sỏi với kinh phí dự kiến là 8,2 tỷ đồng, Bộ GTVT chỉ chấp thuận danh sách chuẩn bị đầu tư công trình sửa chữa 6 cầu, trong đó có cầu Sỏi với tổng giá trị 5,9 tỷ đồng. Tức chỉ riêng cầu Sỏi khi bị tách ra đã vượt xa kinh phí tổng đầu tư 6 cầu khiến dư luận lo lắng về việc tách nhỏ gói thầu để đội thêm vốn đầu tư.Thực địa tại hiện trạng cầu Sỏi, PV Báo Tri thức và Cuộc sống phát hiện các phiếu kiểm tra thường xuyên cầu Sỏi Văn phòng Quản lý đường bộ L6 không có nội dung ghi chép và dán chồng lấn vào nhau gây ra nhiều ghi vấn về thông tin công khai, khách quan đến tình trạng xuống cấp của cầu Sỏi. Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội: Khói đen bốc cao hàng chục mét dưới chân cầu Thăng Long
Mới đây, Bộ GTVT có văn bản trả lời Cục Đường bộ Việt Nam về việc đề nghị sửa chữa đột xuất cầu Sỏi tại Km464+283 trên đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình. Văn bản có đoạn: “Cục Đường bộ Việt Nam rút kinh nghiệm trong việc tự tách riêng cầu Sỏi ra khỏi danh mục 6 cầu đã được phê duyệt, khi chưa được sự chấp thuận của Bộ, dẫn đến chia nhỏ gói thầu không đảm bảo theo các quy định về đấu thầu”.
Lý do Bộ GTVT yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam phải “rút kinh nghiệm” là bởi trong văn bản đề nghị sửa chữa đột xuất cầu Sỏi tại Km464+283 trên đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình, Cục Đường bộ Việt Nam đã tách riêng cầu Sỏi khỏi danh mục 6 cầu trên đường Hồ Chí Minh thuộc kế hoạch bảo trì năm 2023 đã được Bộ GTVT phê duyệt để sửa chữa riêng.
Theo lý giải của Cục Đường bộ Việt Nam, việc tách cầu Sỏi ra sửa chữa riêng vì công trình này xuất hiện hư hỏng nặng phát sinh so với thời điểm lập kế hoạch. Do đó, cơ quan này đề xuất Bộ GTVT cho phép sửa chữa đột xuất, đảm bảo giao thông cầu Sỏi với kinh phí dự kiến là 8,2 tỷ đồng.
Giải pháp sửa chữa cầu Sỏi được Cục Đường bộ Việt Nam đưa ra là tháo dỡ kết cấu nhịp dầm hiện tại để thi công mố mới; lắp đạt lại kết cấu nhịp; gia cường hệ dầm chủ, hoàn trả mặt cầu, khe co giãn, vuốt nối êm thuận đường đầu cầu.
Theo ý của Bộ GTVT thì Cục Đường bộ Việt Nam cần làm rõ cơ sở phải sửa chữa đột xuất cầu Sỏi theo các quy định. Cơ quan này sẽ phải cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên cầu như: nhật ký, các số liệu theo dõi vết nứt từ thời điểm lập kế hoạch 2023 đến thời điểm phát sinh các hư hỏng nặng.
PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho biết, tình trạng chia nhỏ gói thầu đã xảy ra rất nhiều trong thời gian qua và cũng không ít trường hợp bị phát hiện nhưng lại không bị xử lý. Đây là lần đầu tiên một cơ quan quản lý nhà nước là Bộ GTVT phát hiện và thẳng thắn xử lý hành vi chia nhỏ gói thầu của cơ quan cấp dưới. Bà An cho rằng, hành vi chia nhỏ gói thầu cần phải cấm triệt để vì đây là nguồn gốc gây ra rất nhiều hệ lụy cho các dự án, nhất là các dự án giao thông.
Trong văn bản trả lời Cục Đường bộ Việt Nam về đề nghị sửa chữa đột xuất cầu Sỏi tại Km464+283 trên đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình, Bộ GTVT không chỉ thẳng thắn phê bình, yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam phải “rút kinh nghiệm” vì tự ý tách cầu Sỏi ra khỏi danh mục 6 cầu đã được phê duyệt mà còn gây chú ý với chỉ đạo mang tính gợi mở cho cơ quan cấp dưới tiếp tục được tách cầu Sỏi ra sửa chữa riêng.
Cụ thể, Bộ GTVT cho biết: “Trường hợp cần thiết điều chỉnh dự án sửa chữa nêu trên, Cục Đường bộ Việt Nam rà soát, tổng hợp báo cáo Bộ điều chỉnh danh mục dự án sửa chữa 6 cầu theo quy định làm cơ sở triển khai”.
Đồng thời, cơ quan này cũng đưa ra chỉ đạo: "Trên cơ sở hiện trạng hư hỏng cầu, tổng hợp các số liệu về lưu lượng xe, kết hợp với khảo sát địa chất, thủy văn khu vực cầu, Cục Đường bộ đề xuất phương án sửa chữa cầu Sỏi trên nguyên tắc phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo ATGT và an toàn công trình để trình Bộ GTVT xem xét chấp thuận cho phép tách cầu Sỏi ra thành 1 danh mục sửa chữa độc lập đáp ứng triển khai theo mục tiêu đột xuất".
Theo như nội dung trên thì sau khi phê bình Cục Đường bộ Việt Nam vì tự ý tách cầu Sỏi khỏi danh mục 6 cầu đã được phê duyệt, Bộ GTVT lại bỏ ngỏ khả năng cho phép Cục Đường bộ Việt Nam được tách cầu Sỏi thành 1 danh mục sửa chữa độc lập (?!).
Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, trước khi Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ GTVT cho phép sửa chữa đột xuất, đảm bảo giao thông cầu Sỏi với kinh phí dự kiến là 8,2 tỷ đồng, Bộ GTVT chỉ chấp thuận danh sách chuẩn bị đầu tư công trình sửa chữa 6 cầu, trong đó có cầu Sỏi với tổng giá trị 5,9 tỷ đồng. Tức chỉ riêng cầu Sỏi khi bị tách ra đã vượt xa kinh phí tổng đầu tư 6 cầu khiến dư luận lo lắng về việc tách nhỏ gói thầu để đội thêm vốn đầu tư.
Thực địa tại hiện trạng cầu Sỏi, PV Báo Tri thức và Cuộc sống phát hiện các phiếu kiểm tra thường xuyên cầu Sỏi Văn phòng Quản lý đường bộ L6 không có nội dung ghi chép và dán chồng lấn vào nhau gây ra nhiều ghi vấn về thông tin công khai, khách quan đến tình trạng xuống cấp của cầu Sỏi. Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hà Nội: Khói đen bốc cao hàng chục mét dưới chân cầu Thăng Long