Tại khu vực bãi tắm T20 (thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà), một đoạn bờ biển dài gần 30 m thoai thoải trước đây đã bị sóng biển khoét vào, tạo vực sâu. Có đoạn sạt lở chỉ cách chân kè vỉa hè vài mét.Theo các hộ kinh doanh xung quanh, đây là lần đầu tiên họ thấy nước biển xâm thực sâu vào đất liền như vậy. Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ hộ kinh doanh ở bãi tắm Mỹ Khê, quận Sơn Trà, cho biết từ năm 2016 tình trạng sạt lở ngày càng nặng hơn. Sóng biển làm trôi quầy phục vụ, tài sản.Người dân phản ánh sóng biển đánh mạnh khiến những tảng đá hộc bờ kè bị sạt lở.Anh Đặng Văn Hải, cứu hộ viên, Đội cứu hộ bãi biển Đà Nẵng, kể trước đây khu vực này thu hút rất nhiều du khách đến tắm và ngắm biển. "Nhưng nay, do có một vùng xoáy lớn và bờ kè bị sạt lở nên chúng tôi không dám cho khách bước xuống", anh Hải nói.Còn đây là hình ảnh nước biển ăn sâu làm lộ rõ phần móng bờ kè tại bãi tắm Phạm Văn Đồng, cách khu vực bãi tắm Mỹ Khê khoảng 1 km.Tại nhiều vị trí khác, tình trạng sạt lở cũng khoét sâu vào những gốc dừa bên trong. "Nếu cơ quan chức năng không có giải pháp ngăn chặn tình trạng này thì trong tương lai không xa, bãi biển Đà Nẵng sẽ sạt lở giống như ở Cửa Đại, TP Hội An", chị Nguyễn Thị Hằng, một người dân sống gần bãi biển Sơn Trà, cảnh báo.Nước biển xâm thực làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của người dân. "Tôi kinh doanh ở đây hơn 10 năm rồi mà chưa bao giờ thấy bờ biển sạt lở như vậy. Lúc trước chúng tôi còn dựng mấy chiếc dù ngoài kia để khách ngồi, nhưng nay đâu còn chỗ nữa", chủ một hộ kinh doanh nói.Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Đại Nghĩa - Phó trưởng Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết đơn vị đang theo dõi hiện tượng sạt lở trên. "Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý", ông Nghĩa cho hay. Trong ảnh, nhiều quán kinh doanh ở đây vẫn trong tình trạng đóng cửa. "Từ tháng 10 năm trước đến khoảng tháng 2 năm sau, Đà Nẵng mưa, bão nhiều nên sóng lớn đánh mạnh vào bãi biển, gây sạt lở. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên nhưng không đáng lo ngại như ở biển Cửa Đại, Hội An. Chúng tôi đang theo dõi hiện tượng này để sớm có biện pháp gia cố, khắc phục", ông Trần Đại Nghĩa, nói.
Tại khu vực bãi tắm T20 (thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà), một đoạn bờ biển dài gần 30 m thoai thoải trước đây đã bị sóng biển khoét vào, tạo vực sâu. Có đoạn sạt lở chỉ cách chân kè vỉa hè vài mét.
Theo các hộ kinh doanh xung quanh, đây là lần đầu tiên họ thấy nước biển xâm thực sâu vào đất liền như vậy. Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ hộ kinh doanh ở bãi tắm Mỹ Khê, quận Sơn Trà, cho biết từ năm 2016 tình trạng sạt lở ngày càng nặng hơn. Sóng biển làm trôi quầy phục vụ, tài sản.
Người dân phản ánh sóng biển đánh mạnh khiến những tảng đá hộc bờ kè bị sạt lở.
Anh Đặng Văn Hải, cứu hộ viên, Đội cứu hộ bãi biển Đà Nẵng, kể trước đây khu vực này thu hút rất nhiều du khách đến tắm và ngắm biển. "Nhưng nay, do có một vùng xoáy lớn và bờ kè bị sạt lở nên chúng tôi không dám cho khách bước xuống", anh Hải nói.
Còn đây là hình ảnh nước biển ăn sâu làm lộ rõ phần móng bờ kè tại bãi tắm Phạm Văn Đồng, cách khu vực bãi tắm Mỹ Khê khoảng 1 km.
Tại nhiều vị trí khác, tình trạng sạt lở cũng khoét sâu vào những gốc dừa bên trong. "Nếu cơ quan chức năng không có giải pháp ngăn chặn tình trạng này thì trong tương lai không xa, bãi biển Đà Nẵng sẽ sạt lở giống như ở Cửa Đại, TP Hội An", chị Nguyễn Thị Hằng, một người dân sống gần bãi biển Sơn Trà, cảnh báo.
Nước biển xâm thực làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của người dân. "Tôi kinh doanh ở đây hơn 10 năm rồi mà chưa bao giờ thấy bờ biển sạt lở như vậy. Lúc trước chúng tôi còn dựng mấy chiếc dù ngoài kia để khách ngồi, nhưng nay đâu còn chỗ nữa", chủ một hộ kinh doanh nói.
Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Đại Nghĩa - Phó trưởng Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết đơn vị đang theo dõi hiện tượng sạt lở trên. "Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý", ông Nghĩa cho hay. Trong ảnh, nhiều quán kinh doanh ở đây vẫn trong tình trạng đóng cửa. "Từ tháng 10 năm trước đến khoảng tháng 2 năm sau, Đà Nẵng mưa, bão nhiều nên sóng lớn đánh mạnh vào bãi biển, gây sạt lở. Hiện tượng này diễn ra thường xuyên nhưng không đáng lo ngại như ở biển Cửa Đại, Hội An. Chúng tôi đang theo dõi hiện tượng này để sớm có biện pháp gia cố, khắc phục", ông Trần Đại Nghĩa, nói.