Sông Sặt đi qua địa phận thành phố Hải Dương ở phía Nam và Đông Nam rồi qua âu thuyền, chảy ra sông Thái Bình những ngày qua tràn ngập xác cá chết. Những con cá chết nổi lên chủ yếu là cá chép từ 3 đến 7kg, cá lăng, cá diêu hồng…trôi theo hướng từ âu thuyền vào thành phố.Xác cá chết trôi trên sông Sặt nhiều khiến người dân hai bên bờ sông cảm thấy khó chịuMùi hôi thối từ xác cá bốc lên khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.Người dân ven sông Sặt cho biết, tình trạng này xảy ra khi các lồng nuôi cá trên sông Thái Bình có hiện tượng cá chết hàng loạt.Xác cá dạt vào hai ven bờ sông Sặt, nơi gần khu dân cư sinh sống.Sáng 7/4, các công nhân môi trường trục vớt xác cá chết trên sông Sặt.Một công nhân cho biết, do lượng cá lớn, diện tích rộng, họ có thể sẽ phải trục vớt xác cá đến đêmXác cá sau khi được vớt từ sông sẽ được cho lên gàu máy xúc.Chỉ vài phút, gàu máy xúc đã đầy xác cáSau đó lượng xác cá vớt được sẽ được đưa vào điểm tập kết.Máy xúc được huy động phục vụ việc trục vớt xác cá thối, chết.Lượng cá các công nhân môi trường vớt được chỉ sau ít phút.Trước đó lượng lớn cá chết cũng nổi lềnh bềnh trên sông Thái Bình.Gây lo lắng ô nhiễm môi trường.Những ngày qua, một số lồng nuôi cá trên sông Thái Bình thuộc địa phận các xã Tiền Tiến, phường Nam Đồng (TP Hải Dương) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt với khối lượng khoảng 300 tấn. Tuy nhiên, con số này chưa dừng lại khi sáng 7/4, cá lồng tiếp tục chết nhiều hơn. Ngày 5/4, Cục Thủy sản và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I của Bộ NN&PTNT đã về địa phương kiểm tra nhanh hiện tượng cá chết. Đoàn công tác đã lấy các mẫu nước trong lồng cá, nước ở sông để kiểm tra. Kiểm tra nhanh tại vị trí có nhiều cá chết cho thấy nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp, nồng độ khí độc cao dẫn tới cá thiếu oxy. Trước đó các cơ quan chức năng của Hải Dương cũng lấy mẫu nước, mẫu bệnh phẩm đem xét nghiệm tìm nguyên nhân. Đến nay, kết quả chưa được công bố. >>> Mời quý độc giả xem video: Bà Lê Thị Kim Loan, quận Tây Hồ, Hà Nội nói về việc không nên vứt bát hương, tro... xuống Hồ Tây gây ô nhiễm môi trường.
Sông Sặt đi qua địa phận thành phố Hải Dương ở phía Nam và Đông Nam rồi qua âu thuyền, chảy ra sông Thái Bình những ngày qua tràn ngập xác cá chết.
Những con cá chết nổi lên chủ yếu là cá chép từ 3 đến 7kg, cá lăng, cá diêu hồng…trôi theo hướng từ âu thuyền vào thành phố.
Xác cá chết trôi trên sông Sặt nhiều khiến người dân hai bên bờ sông cảm thấy khó chịu
Mùi hôi thối từ xác cá bốc lên khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.
Người dân ven sông Sặt cho biết, tình trạng này xảy ra khi các lồng nuôi cá trên sông Thái Bình có hiện tượng cá chết hàng loạt.
Xác cá dạt vào hai ven bờ sông Sặt, nơi gần khu dân cư sinh sống.
Sáng 7/4, các công nhân môi trường trục vớt xác cá chết trên sông Sặt.
Một công nhân cho biết, do lượng cá lớn, diện tích rộng, họ có thể sẽ phải trục vớt xác cá đến đêm
Xác cá sau khi được vớt từ sông sẽ được cho lên gàu máy xúc.
Chỉ vài phút, gàu máy xúc đã đầy xác cá
Sau đó lượng xác cá vớt được sẽ được đưa vào điểm tập kết.
Máy xúc được huy động phục vụ việc trục vớt xác cá thối, chết.
Lượng cá các công nhân môi trường vớt được chỉ sau ít phút.
Trước đó lượng lớn cá chết cũng nổi lềnh bềnh trên sông Thái Bình.
Gây lo lắng ô nhiễm môi trường.
Những ngày qua, một số lồng nuôi cá trên sông Thái Bình thuộc địa phận các xã Tiền Tiến, phường Nam Đồng (TP Hải Dương) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt với khối lượng khoảng 300 tấn. Tuy nhiên, con số này chưa dừng lại khi sáng 7/4, cá lồng tiếp tục chết nhiều hơn.
Ngày 5/4, Cục Thủy sản và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I của Bộ NN&PTNT đã về địa phương kiểm tra nhanh hiện tượng cá chết. Đoàn công tác đã lấy các mẫu nước trong lồng cá, nước ở sông để kiểm tra. Kiểm tra nhanh tại vị trí có nhiều cá chết cho thấy nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp, nồng độ khí độc cao dẫn tới cá thiếu oxy. Trước đó các cơ quan chức năng của Hải Dương cũng lấy mẫu nước, mẫu bệnh phẩm đem xét nghiệm tìm nguyên nhân. Đến nay, kết quả chưa được công bố.
>>> Mời quý độc giả xem video: Bà Lê Thị Kim Loan, quận Tây Hồ, Hà Nội nói về việc không nên vứt bát hương, tro... xuống Hồ Tây gây ô nhiễm môi trường.