Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm trên địa bàn xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM được đánh giá có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam do Công ty TNHH Xử lý CTR Việt Nam làm chủ đầu tư, tổng số vốn hơn 100 triệu USD, đi vào hoạt động từ năm 2007.Khu xử lý chất thải có bãi chôn lấp có diện tích hơn 30 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3. Công suất thiết kế 10.000 tấn rác/ngày đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, mỗi ngày Đa Phước tiếp nhận và xử lý 5.000 tấn rác.Sau nhiều năm hoạt động, xử lý hơn 8 triệu tấn rác, khu xử lý rác này đang ngày càng phình to, biến thành một "núi" rác khổng lồ trùm kín bạt giữa vùng đất dày đặc kênh, rạch. Các loại xe chở rác trên lối đi uốn lượn giữa bãi.Một góc khác của khu xử lý rác với những khoang bùn đỏ.Dãy nhà máy xử lý chất thải rắn. Đầu năm 2016, UBND TP HCM đã có quyết định ngưng tiếp nhận rác ở bãi rác số 3 Phước Hiệp (huyện Củ Chi) để chuyển rác từ bãi này về Đa Phước. Vì thế, áp lực đè nặng lên khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước, khi hầu hết các quận, huyện đều dồn chất thải về đây dẫn đến lượng rác tăng lên.Xe rác, máy xúc hoạt động nhộn nhịp trên "núi" rác. Góc xa phía sau của bãi rác là những hồ chứa nước rỉ rác.Cổng ra vào bãi rác được ngăn cách bằng một chiếc cầu bắc qua con rạch.Phía trước khu liên hợp xử lý rác này là một nghĩa trang lớn cũng mang tên Đa Phước, cách khu dân cư hai bên quốc lộ 50 khoảng 1 km.Hàng rào thép cao hơn 2 m, che kín bao quanh bãi rác. Tuy nhiên, nhiều tháng nay dân cư ở các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè phải khổ sở vì gió thổi mùi hôi nồng nặc bay đến từ bãi rác này.Xe chuyên dụng chở rác bốc mùi hôi thối lưu thông dày đặc trên quốc lộ 50 để vào khu xử lý rác Đa Phước khiến người dân hai bên đường cảm thấy khó chịu.Bản đồ khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm trên địa bàn xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM được đánh giá có công nghệ hiện đại nhất Việt Nam do Công ty TNHH Xử lý CTR Việt Nam làm chủ đầu tư, tổng số vốn hơn 100 triệu USD, đi vào hoạt động từ năm 2007.
Khu xử lý chất thải có bãi chôn lấp có diện tích hơn 30 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3. Công suất thiết kế 10.000 tấn rác/ngày đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, mỗi ngày Đa Phước tiếp nhận và xử lý 5.000 tấn rác.
Sau nhiều năm hoạt động, xử lý hơn 8 triệu tấn rác, khu xử lý rác này đang ngày càng phình to, biến thành một "núi" rác khổng lồ trùm kín bạt giữa vùng đất dày đặc kênh, rạch. Các loại xe chở rác trên lối đi uốn lượn giữa bãi.
Một góc khác của khu xử lý rác với những khoang bùn đỏ.
Dãy nhà máy xử lý chất thải rắn. Đầu năm 2016, UBND TP HCM đã có quyết định ngưng tiếp nhận rác ở bãi rác số 3 Phước Hiệp (huyện Củ Chi) để chuyển rác từ bãi này về Đa Phước. Vì thế, áp lực đè nặng lên khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước, khi hầu hết các quận, huyện đều dồn chất thải về đây dẫn đến lượng rác tăng lên.
Xe rác, máy xúc hoạt động nhộn nhịp trên "núi" rác. Góc xa phía sau của bãi rác là những hồ chứa nước rỉ rác.
Cổng ra vào bãi rác được ngăn cách bằng một chiếc cầu bắc qua con rạch.
Phía trước khu liên hợp xử lý rác này là một nghĩa trang lớn cũng mang tên Đa Phước, cách khu dân cư hai bên quốc lộ 50 khoảng 1 km.
Hàng rào thép cao hơn 2 m, che kín bao quanh bãi rác. Tuy nhiên, nhiều tháng nay dân cư ở các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè phải khổ sở vì gió thổi mùi hôi nồng nặc bay đến từ bãi rác này.
Xe chuyên dụng chở rác bốc mùi hôi thối lưu thông dày đặc trên quốc lộ 50 để vào khu xử lý rác Đa Phước khiến người dân hai bên đường cảm thấy khó chịu.
Bản đồ khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước.