Trong những ngày này, dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội. Các cơ quan chức năng vẫn đang nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Ghi nhận của PV Kiến Thức, người dân sinh sống tại khu vực mương "chết" Thụy Khuê (phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn đang rất lo ngại, sợ muỗi đốt lây lan dịch bệnh.Theo người dân, mương Thụy Khuê bị ô nhiễm đã nhiều năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân trong khu vực.Mương thoát nước Thụy Khuê là đường thoát nước chính của hai quận Ba Đình và Tây Hồ, dài khoảng 3km (kéo dài từ dốc La Pho đến cống Đõ, quận Tây Hồ, Hà Nội).Đoạn chảy qua chợ Tam Đa xuất hiện đủ các loại rác thải tràn ngập trên bờ và dưới mương thoát nước. Nước dưới mương chủ yếu là nước thải sinh hoạt công cộng và rác do người dân trực tiếp xả xuống.Nước mương đen ngòm, chất bẩn kết tảng dày đặc bốc mùi hôi thối nồng nặc. Trong khi mặt nước ruồi nhặng bâu kín.Theo lời của bà Quý - người dân, nhiều năm nay, do ảnh hưởng ô nhiễm từ mương thoát nước Thụy Khuê (đoạn qua chợ Tam Đa) nên cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn. "Đặc biệt, thời gian này, dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát nhanh, chúng tôi sống ở đây rất lo vì muỗi rất nhiều, cửa nhà lúc nào cũng phải đóng kín vì sợ chúng bay vào trong đốt", bà Quý chia sẻ.Trước dịch sốt xuất huyết đang bùng phát, những người dân sinh sống ở cạnh mương nước Thụy Khuê đang rất lo ngại.Tương tự, con mương ở khu vực ngõ 124 và ngách 124/45 Âu Cơ (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) bị ô nhiễm nhiều năm, đang trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho muỗi sinh sôi, phát triển, tiềm ẩn dịch bệnh.Một số người dân nơi đây cho biết, những ngày thời tiết nồm ẩm, muỗi xuất hiện rất nhiều. Do muỗi phát triển quá nhiều nên một số nhà sống cạnh mương nước đã phải bỏ nhà chuyển đi nơi khác.Rác thải sinh hoạt và xác chết động vật nổi lềnh bềnh trên mặt nước mương ngõ 124/45 Âu Cơ.Nhiều người dân còn cho hay, thời gian này, chính quyền địa phương và các công nhân Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội thường xuyên xuống khai thông dòng chảy, dọn dẹp vớt rác thải. Tuy nhiên, người dân vẫn lo ngại.Nước ở mương bốc mùi hôi thối nồng nặc, người dân sinh sống, di chuyển qua đây cảm thấy vô cùng khó chịu.Chung số phận với hai mương nước trên, dòng mương Đại Yên (Hà Nội) cũng bị ô nhiễm nặng, nước thải đen ngòm, bốc mùi nồng nặc, ruồi muỗi sinh sôi phát triển nhiều năm nhưng đến nay hàng chục hộ dân hai bên vẫn phải “nín thở” sống chung, chờ đợi các cơ quan chức năng triển khai thực hiện dự án thoát nước.Không chỉ nơm nớp lo sợ nhà cửa bị mương Đại Yên “nuốt” mất, người dân nơi đây còn rất sợ dịch sốt xuất huyết bùng phát ở khu vực, mặc dù chưa ghi nhận ca bệnh nào.
Trong những ngày này, dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Hà Nội. Các cơ quan chức năng vẫn đang nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Ghi nhận của PV Kiến Thức, người dân sinh sống tại khu vực mương "chết" Thụy Khuê (phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn đang rất lo ngại, sợ muỗi đốt lây lan dịch bệnh.
Theo người dân, mương Thụy Khuê bị ô nhiễm đã nhiều năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của người dân trong khu vực.
Mương thoát nước Thụy Khuê là đường thoát nước chính của hai quận Ba Đình và Tây Hồ, dài khoảng 3km (kéo dài từ dốc La Pho đến cống Đõ, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Đoạn chảy qua chợ Tam Đa xuất hiện đủ các loại rác thải tràn ngập trên bờ và dưới mương thoát nước. Nước dưới mương chủ yếu là nước thải sinh hoạt công cộng và rác do người dân trực tiếp xả xuống.
Nước mương đen ngòm, chất bẩn kết tảng dày đặc bốc mùi hôi thối nồng nặc. Trong khi mặt nước ruồi nhặng bâu kín.
Theo lời của bà Quý - người dân, nhiều năm nay, do ảnh hưởng ô nhiễm từ mương thoát nước Thụy Khuê (đoạn qua chợ Tam Đa) nên cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn. "Đặc biệt, thời gian này, dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát nhanh, chúng tôi sống ở đây rất lo vì muỗi rất nhiều, cửa nhà lúc nào cũng phải đóng kín vì sợ chúng bay vào trong đốt", bà Quý chia sẻ.
Trước dịch sốt xuất huyết đang bùng phát, những người dân sinh sống ở cạnh mương nước Thụy Khuê đang rất lo ngại.
Tương tự, con mương ở khu vực ngõ 124 và ngách 124/45 Âu Cơ (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) bị ô nhiễm nhiều năm, đang trở thành nơi trú ngụ lý tưởng cho muỗi sinh sôi, phát triển, tiềm ẩn dịch bệnh.
Một số người dân nơi đây cho biết, những ngày thời tiết nồm ẩm, muỗi xuất hiện rất nhiều. Do muỗi phát triển quá nhiều nên một số nhà sống cạnh mương nước đã phải bỏ nhà chuyển đi nơi khác.
Rác thải sinh hoạt và xác chết động vật nổi lềnh bềnh trên mặt nước mương ngõ 124/45 Âu Cơ.
Nhiều người dân còn cho hay, thời gian này, chính quyền địa phương và các công nhân Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội thường xuyên xuống khai thông dòng chảy, dọn dẹp vớt rác thải. Tuy nhiên, người dân vẫn lo ngại.
Nước ở mương bốc mùi hôi thối nồng nặc, người dân sinh sống, di chuyển qua đây cảm thấy vô cùng khó chịu.
Chung số phận với hai mương nước trên, dòng mương Đại Yên (Hà Nội) cũng bị ô nhiễm nặng, nước thải đen ngòm, bốc mùi nồng nặc, ruồi muỗi sinh sôi phát triển nhiều năm nhưng đến nay hàng chục hộ dân hai bên vẫn phải “nín thở” sống chung, chờ đợi các cơ quan chức năng triển khai thực hiện dự án thoát nước.
Không chỉ nơm nớp lo sợ nhà cửa bị mương Đại Yên “nuốt” mất, người dân nơi đây còn rất sợ dịch sốt xuất huyết bùng phát ở khu vực, mặc dù chưa ghi nhận ca bệnh nào.