Cây sưa đỏ từng được định giá 100 tỷ đồng nằm trong khuôn viên đình thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội), có tuổi đời trên 130 năm.Cây sưa đỏ này được ví như “kho báu” của người dân địa phương bởi giá trị rất cao.Năm 2010, 1 nhánh đã bị gãy và được bán giá 20,5 tỷ đồng. Khi người mua chở gỗ về thì bị Công an huyện Chương Mỹ tạm giữ. Đến năm 2015, số gỗ sưa bị tạm giữ được bán đấu giá thu về số tiền hơn 31 tỷ đồng.Cây sưa hiện giờ chỉ cao chưa đầy 5m, đường kính cây hơn 1m và được người dân thôn Phụ Chính gắn “giáp sắt” để bảo vệ, tránh những tên "sưa tặc" trộm cắp. Hiện cây sưa có hiện tượng khô một phần gốc, mối mọt gặm nhấm nham nhở trên thân cây…Trao đổi với PV Kiến Thức sáng ngày 27/1, ông ông Nguyễn Văn Chính - Chủ tịch UBND xã Hòa Chính cho biết, sau khi nhận được văn bản đồng ý chặt hạ cây sưa của các cơ quan chức năng thành phố, huyện nên sáng nay bà con sẽ tiến hành chặt hạ cây sưa trước sự giám sát của các cơ quan chức năng.Ngoài ra, phía cộng đồng dân cư Phụ Chính sẽ có 23 thành viên sẽ giám sát việc khai thác cây sưa này.Trước đó, ông Vũ Văn Tuyến (trưởng thôn Phụ Chính) cho biết, việc chặt hạ cây sưa với mục đích để người dân không phải mất ăn, mất ngủ khi phải ngồi canh cây sưa.Để tránh bị "sưa tặc" người dân thôn Phụ Chính đã phải "mặc áo giáp sắt" cho cây sưa.Tuy nhiên, thời gian gần đây cây sưa có hiện tượng bị mối mọt ăn, đục khoét nát thân cây..., khiến người dân lo ngại giá trị của sưa sẽ bị giảm. Cận cảnh cây sưa trăm tỷ trước khi bị đốn hạ.Mối mọt đục khoét hết trên phần thân của cây sưa.Được biết, chi phí bán sưa trước đó được cộng đồng dân cư nơi đây phục vụ xây dựng các công trình công ích của xã và đình chùa Phụ Chính.
Cây sưa đỏ từng được định giá 100 tỷ đồng nằm trong khuôn viên đình thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội), có tuổi đời trên 130 năm.
Cây sưa đỏ này được ví như “kho báu” của người dân địa phương bởi giá trị rất cao.
Năm 2010, 1 nhánh đã bị gãy và được bán giá 20,5 tỷ đồng. Khi người mua chở gỗ về thì bị Công an huyện Chương Mỹ tạm giữ. Đến năm 2015, số gỗ sưa bị tạm giữ được bán đấu giá thu về số tiền hơn 31 tỷ đồng.
Cây sưa hiện giờ chỉ cao chưa đầy 5m, đường kính cây hơn 1m và được người dân thôn Phụ Chính gắn “giáp sắt” để bảo vệ, tránh những tên "sưa tặc" trộm cắp. Hiện cây sưa có hiện tượng khô một phần gốc, mối mọt gặm nhấm nham nhở trên thân cây…
Trao đổi với PV Kiến Thức sáng ngày 27/1, ông ông Nguyễn Văn Chính - Chủ tịch UBND xã Hòa Chính cho biết, sau khi nhận được văn bản đồng ý chặt hạ cây sưa của các cơ quan chức năng thành phố, huyện nên sáng nay bà con sẽ tiến hành chặt hạ cây sưa trước sự giám sát của các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, phía cộng đồng dân cư Phụ Chính sẽ có 23 thành viên sẽ giám sát việc khai thác cây sưa này.
Trước đó, ông Vũ Văn Tuyến (trưởng thôn Phụ Chính) cho biết, việc chặt hạ cây sưa với mục đích để người dân không phải mất ăn, mất ngủ khi phải ngồi canh cây sưa.
Để tránh bị "sưa tặc" người dân thôn Phụ Chính đã phải "mặc áo giáp sắt" cho cây sưa.
Tuy nhiên, thời gian gần đây cây sưa có hiện tượng bị mối mọt ăn, đục khoét nát thân cây..., khiến người dân lo ngại giá trị của sưa sẽ bị giảm.
Cận cảnh cây sưa trăm tỷ trước khi bị đốn hạ.
Mối mọt đục khoét hết trên phần thân của cây sưa.
Được biết, chi phí bán sưa trước đó được cộng đồng dân cư nơi đây phục vụ xây dựng các công trình công ích của xã và đình chùa Phụ Chính.