Khu liên hợp xử lý chất thải lớn nhất Sài Gòn nằm trên địa bàn xã Đa Phước ( bãi rác Đa Phước), huyện Bình Chánh, TP HCM với diện tích hơn 30 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3. Khoảng cách từ bãi rác Đa Phước tới trung tâm TP HCM chừng 13 km và tới khu đô thị Phú Mỹ Hưng chỉ chừng 10 km. Đồ họa: Phượng Nguyễn. Bãi tập trung và xử lý rác hoạt động 24/24h với những đoàn xe nườm nượp nối đuôi nhau lên đỉnh. Từ trên cao, nơi đây giống như một mỏ than khổng lồ đang được khai thác. Thực chất đó là lớp bạt phủ màu đen lên phần rác đã xử lý. Riêng rác lộ thiên trên đỉnh là mới được đưa về. Những chiếc xe chuyên dụng đưa rác về bãi. Nhiều người không thể chịu nổi mùi khó ngửi nồng nặc bao trùm cả khu vực này. Hiện nay, mỗi ngày Đa Phước tiếp nhận và xử lý 5.000 tấn rác, công suất tối đa của Khu liên hợp xử lý chất thải là 10.000 tấn. Có hai khung giờ hoạt động chính là 10-12h và 20-23h, sau khi công việc thu gom rác trong thành phố hoàn thành.Những chiếc máy ủi san bằng khối lượng rác mới được chuyển đến, dàn đều sang xung quanh.Theo quy trình, rác đem về đây được xử lý bằng công nghệ Posi-Shell, sử dụng chất phụ gia keo trộn chung với xi măng và bột vôi rồi phun lên bề mặt của rác. Trưa 25/8, sau khi hàng chục xe tải lớn thả rác tại đây, 2 công nhân dùng vòi phun nhỏ xịt chất lỏng lên rác trong vài phút.Tiếp đó, họ phủ bạt, kéo những tấm bạt lớn trải lên bề mặt rác vừa được san đều và xịt hoá chất.Theo Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS), quy trình này có tác dụng giảm bớt tối đa mùi hôi, ngăn nước rỉ rác thẩm thấu vào tầng nước mặt, diệt côn trùng và phòng ngừa hỏa hoạn xảy ra trong bãi chôn lấp. Lớp phủ sẽ được nén chặt bằng các khối bê tông tròn với mật độ khá dày. Tuy nhiên nhiều đoạn chân rìa có những tấm bạt đã thủng, hở lượng lớn rác thải. Phía xa sau hàng rào là các công trình nhà cao tầng của một khu đô thị tại quận 7.Thậm chí từ bãi rác có thể nhìn rõ tòa nhà Bitexco, trung tâm Sài Gòn. Một công nhân đang điều khiển động cơ phun sương khử mùi trong không khí duy nhất trên toàn bãi rác thải. Khoảng 50 m lại có một biển cấm lửa, cấm hút thuốc. Vào giờ nghỉ, nhiều công nhân ngồi hút thuốc trên lớp lót nền và tấm bạt phủ làm bằng nilon, nhựa, cao su dễ cháy.
Khu liên hợp xử lý chất thải lớn nhất Sài Gòn nằm trên địa bàn xã Đa Phước ( bãi rác Đa Phước), huyện Bình Chánh, TP HCM với diện tích hơn 30 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3.
Khoảng cách từ bãi rác Đa Phước tới trung tâm TP HCM chừng 13 km và tới khu đô thị Phú Mỹ Hưng chỉ chừng 10 km. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Bãi tập trung và xử lý rác hoạt động 24/24h với những đoàn xe nườm nượp nối đuôi nhau lên đỉnh. Từ trên cao, nơi đây giống như một mỏ than khổng lồ đang được khai thác. Thực chất đó là lớp bạt phủ màu đen lên phần rác đã xử lý. Riêng rác lộ thiên trên đỉnh là mới được đưa về.
Những chiếc xe chuyên dụng đưa rác về bãi. Nhiều người không thể chịu nổi mùi khó ngửi nồng nặc bao trùm cả khu vực này.
Hiện nay, mỗi ngày Đa Phước tiếp nhận và xử lý 5.000 tấn rác, công suất tối đa của Khu liên hợp xử lý chất thải là 10.000 tấn. Có hai khung giờ hoạt động chính là 10-12h và 20-23h, sau khi công việc thu gom rác trong thành phố hoàn thành.
Những chiếc máy ủi san bằng khối lượng rác mới được chuyển đến, dàn đều sang xung quanh.
Theo quy trình, rác đem về đây được xử lý bằng công nghệ Posi-Shell, sử dụng chất phụ gia keo trộn chung với xi măng và bột vôi rồi phun lên bề mặt của rác. Trưa 25/8, sau khi hàng chục xe tải lớn thả rác tại đây, 2 công nhân dùng vòi phun nhỏ xịt chất lỏng lên rác trong vài phút.
Tiếp đó, họ phủ bạt, kéo những tấm bạt lớn trải lên bề mặt rác vừa được san đều và xịt hoá chất.
Theo Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS), quy trình này có tác dụng giảm bớt tối đa mùi hôi, ngăn nước rỉ rác thẩm thấu vào tầng nước mặt, diệt côn trùng và phòng ngừa hỏa hoạn xảy ra trong bãi chôn lấp.
Lớp phủ sẽ được nén chặt bằng các khối bê tông tròn với mật độ khá dày. Tuy nhiên nhiều đoạn chân rìa có những tấm bạt đã thủng, hở lượng lớn rác thải.
Phía xa sau hàng rào là các công trình nhà cao tầng của một khu đô thị tại quận 7.
Thậm chí từ bãi rác có thể nhìn rõ tòa nhà Bitexco, trung tâm Sài Gòn.
Một công nhân đang điều khiển động cơ phun sương khử mùi trong không khí duy nhất trên toàn bãi rác thải.
Khoảng 50 m lại có một biển cấm lửa, cấm hút thuốc.
Vào giờ nghỉ, nhiều công nhân ngồi hút thuốc trên lớp lót nền và tấm bạt phủ làm bằng nilon, nhựa, cao su dễ cháy.