Trong thời gian toàn huyện Cẩm Giàng bị phong tỏa để phòng dịch COVID-19, hơn 8.000 công nhân ngoài tỉnh hiện đang thuê trọ trên địa bàn huyện này đã bị ảnh hưởng khi không ít người phải tạm ngưng công việc, ở trong nhà trọ trong khi lương thực, thực phẩm ngày càng càng kiệt. Số tiền ít ỏi tích góp cũng vơi dần. Những tiếng kêu than xuất hiện trên mạng xã hội của một số công nhân phản ánh việc thiếu các nhu yếu phẩm trong những ngày phòng chống dịch COVID-19, thậm chí một số công nhân còn không đủ gạo, mỳ tôm để ăn.Nắm bắt được thông tin trên, lãnh đạo huyện Cẩm Giàng đã nhanh chóng triệu tập cuộc họp khẩn với MTTQ Việt Nam huyện và Liên đoàn Lao động huyện gấp rút triển khai các giải pháp cấp thiết hỗ trợ cho số lượng lớn công nhân đang thuê trọ trên địa bàn. Theo thống kê của huyện Cẩm Giàng, toàn huyện hiện có hơn 8.000 công nhân lao động đang thuê trọ, trong đó chủ yếu là người ngoài tỉnh đến như Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang… Số công nhân này tập trung chủ yếu ở các xã Cẩm Phúc, Tân Trường, Cẩm Điền, thị trấn Lai Cách… Ngoài ra, còn một số khác thuê trọ rải rác trên các xã, thị trấn của huyện Cẩm Giàng. Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng Nguyễn Văn Công cho biết, chỉ trong 2 ngày (21 và 22/2), huyện Cẩm Giàng đã vận động các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân có tấm lòng hảo tâm quyên góp, thu mua các mặt hàng nông sản, gạo, mỳ tôm, trứng để hỗ trợ cho số công nhân thuê trọ nói trên.Trước mắt, mỗi người nhận được 5kg gạo, một số rau củ quả và 1 khay trứng gà. Ngoài ra, các tổ chức từ thiện, tổ chức chính trị xã hội khác như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân các địa phương trong huyện cũng chủ động nguồn thực phẩm, nông sản để hỗ trợ cho những công nhân xa nhà. Rau chủ quả, trứng, muối, mì... được đóng thành từng gói để hỗ trợ các công nhân.Chị Lưu Thị Thu Trang, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng cho biết, do dịch bệnh, cuộc sống của công nhân thuê trọ gặp nhiều khó khăn. Không có việc làm, không được công ty hỗ trợ hoặc hỗ trợ rất ít nên Hội Phụ nữ thị trấn Lai Cách đã vận động một số đơn vị, cá nhân có lòng hảo tâm quyên góp, hỗ trợ thực phẩm cho công nhân. Tuy nhiên nếu dịch kéo dài thì sẽ gặp nhiều khó khăn vì địa bàn thị trấn có khoảng gần 3.000 công nhân…Chị Trang cho biết thêm, mỗi suất quà bao gồm 5kg gạo, rau, củ, quả, 2 gói mỳ tôm, vài ba quả trứng hoặc dăm cái bắp ngô… Tuy ít ỏi nhưng món quà trên đã làm ấm lòng những người lao động xa quê vững tin cùng người dân Cẩm Giàng chiến đấu với dịch COVID-19. Anh Hà Văn Linh ở tỉnh Tuyên Quang đang làm công nhân tại Công ty Hải Nam, thị trấn Lai Cách chia sẻ, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Cẩm Giàng phải cách ly, phong toả, toàn bộ công nhân đều phải ở nhà, không có tiền lương, việc chi tiêu gặp muôn vàn khó khăn. "Những món quà được trao tặng đã giúp công nhân chúng em vơi bớt nỗi vất vả, vững tin cùng địa phương thực hiện tốt quy định về phòng chống dịch."- anh Linh xúc động nói. Hỗ trợ tận tay các công nhân.Bữa ăn được cải thiện của một công nhân.Những suất hỗ trợ tuy không lớn nhưng giúp các công nhân tạm vượt qua những ngày tháng khó khăn.Đồng thời giúp họ vững tin để chung tay chống dịch COVID-19.Nhiều công nhân hi vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của chính quyền cùng các nhà hảo tâm.>>> Mời độc giả xem thêm video Từ vùng dịch Covid-19 đến TP.HCM phải khai báo y tế. Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.
Trong thời gian toàn huyện Cẩm Giàng bị phong tỏa để phòng dịch COVID-19, hơn 8.000 công nhân ngoài tỉnh hiện đang thuê trọ trên địa bàn huyện này đã bị ảnh hưởng khi không ít người phải tạm ngưng công việc, ở trong nhà trọ trong khi lương thực, thực phẩm ngày càng càng kiệt. Số tiền ít ỏi tích góp cũng vơi dần.
Những tiếng kêu than xuất hiện trên mạng xã hội của một số công nhân phản ánh việc thiếu các nhu yếu phẩm trong những ngày phòng chống dịch COVID-19, thậm chí một số công nhân còn không đủ gạo, mỳ tôm để ăn.
Nắm bắt được thông tin trên, lãnh đạo huyện Cẩm Giàng đã nhanh chóng triệu tập cuộc họp khẩn với MTTQ Việt Nam huyện và Liên đoàn Lao động huyện gấp rút triển khai các giải pháp cấp thiết hỗ trợ cho số lượng lớn công nhân đang thuê trọ trên địa bàn.
Theo thống kê của huyện Cẩm Giàng, toàn huyện hiện có hơn 8.000 công nhân lao động đang thuê trọ, trong đó chủ yếu là người ngoài tỉnh đến như Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang… Số công nhân này tập trung chủ yếu ở các xã Cẩm Phúc, Tân Trường, Cẩm Điền, thị trấn Lai Cách… Ngoài ra, còn một số khác thuê trọ rải rác trên các xã, thị trấn của huyện Cẩm Giàng.
Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng Nguyễn Văn Công cho biết, chỉ trong 2 ngày (21 và 22/2), huyện Cẩm Giàng đã vận động các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân có tấm lòng hảo tâm quyên góp, thu mua các mặt hàng nông sản, gạo, mỳ tôm, trứng để hỗ trợ cho số công nhân thuê trọ nói trên.
Trước mắt, mỗi người nhận được 5kg gạo, một số rau củ quả và 1 khay trứng gà.
Ngoài ra, các tổ chức từ thiện, tổ chức chính trị xã hội khác như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân các địa phương trong huyện cũng chủ động nguồn thực phẩm, nông sản để hỗ trợ cho những công nhân xa nhà.
Rau chủ quả, trứng, muối, mì... được đóng thành từng gói để hỗ trợ các công nhân.
Chị Lưu Thị Thu Trang, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng cho biết, do dịch bệnh, cuộc sống của công nhân thuê trọ gặp nhiều khó khăn. Không có việc làm, không được công ty hỗ trợ hoặc hỗ trợ rất ít nên Hội Phụ nữ thị trấn Lai Cách đã vận động một số đơn vị, cá nhân có lòng hảo tâm quyên góp, hỗ trợ thực phẩm cho công nhân. Tuy nhiên nếu dịch kéo dài thì sẽ gặp nhiều khó khăn vì địa bàn thị trấn có khoảng gần 3.000 công nhân…
Chị Trang cho biết thêm, mỗi suất quà bao gồm 5kg gạo, rau, củ, quả, 2 gói mỳ tôm, vài ba quả trứng hoặc dăm cái bắp ngô… Tuy ít ỏi nhưng món quà trên đã làm ấm lòng những người lao động xa quê vững tin cùng người dân Cẩm Giàng chiến đấu với dịch COVID-19.
Anh Hà Văn Linh ở tỉnh Tuyên Quang đang làm công nhân tại Công ty Hải Nam, thị trấn Lai Cách chia sẻ, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, Cẩm Giàng phải cách ly, phong toả, toàn bộ công nhân đều phải ở nhà, không có tiền lương, việc chi tiêu gặp muôn vàn khó khăn. "Những món quà được trao tặng đã giúp công nhân chúng em vơi bớt nỗi vất vả, vững tin cùng địa phương thực hiện tốt quy định về phòng chống dịch."- anh Linh xúc động nói.
Hỗ trợ tận tay các công nhân.
Bữa ăn được cải thiện của một công nhân.
Những suất hỗ trợ tuy không lớn nhưng giúp các công nhân tạm vượt qua những ngày tháng khó khăn.
Đồng thời giúp họ vững tin để chung tay chống dịch COVID-19.
Nhiều công nhân hi vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của chính quyền cùng các nhà hảo tâm.
>>> Mời độc giả xem thêm video Từ vùng dịch Covid-19 đến TP.HCM phải khai báo y tế. Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.