Ông Nguyễn Văn Thảo (80 tuổi) sống trong một ngôi nhà nổi trên sông Hồng (Hà Nội). Ngày thường, khi có sức khỏe ông và vợ thay nhau đi nhặt rác và xin ăn. Ngày bà bị đột quỵ qua đời cũng là lúc ông phải vào viện cấp cứu vì bệnh phổi và tim nặng tái phát. Hàng xóm láng giềng phải làm thủ tục chôn cất hộ ngay tại bãi sông gần nhà. Còn ông nằm viện một mình, không người thân, không tiền bạc lẫn bảo hiểm y tế.Bà Chu Thị Lan (sinh năm 1941, quê Hưng Yên) sống ở bãi sông Hồng, ngày ngày làm nghề nhặt rác kiếm sống. Thời trẻ sau khi lập gia đình và không sinh được con, chồng đi lấy vợ khác, bà bỏ nơi chôn rau cắt rốn lên Hà Nội ở trong một túp lều đến nay đã hơn 20 năm. Mỗi sáng bà Lan đi từ bãi sông Hồng ra phố tổng cộng vừa đi vừa về với quãng đường khoảng 10 km và kiếm được đầy bao tải phế liệu mang bán.Những đứa trẻ được sinh ra từ cùng một người mẹ, đó là bà Đặng Thị Hải (48 tuổi) người làng Cồ Bản, phường Đồng Mai, quận Hà Đông (Hà Nội). Bà có tới 14 con nhưng nay chỉ còn 13 sau khi một bé gái qua đời năm 2015 vì bệnh tật. Bên trong căn nhà nhỏ 30 m2 luôn luôn ồn ào tiếng nói cười của bọn trẻ. Khi được hỏi lý do vì sao sinh nhiều con, bà Hải bảo có thai lúc nào không biết. Khi sinh đến đứa thứ 6, gia đình được chính quyền, tổ dân phố vận động đi triệt sản nhưng ông chồng không đồng ý. Hoàn cảnh đã khổ, năm 2015, ông Năm (chồng bà) qua đời, gánh nặng mưu sinh lại đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ này.Ông Võ Đình Sung (56 tuổi) thường ngồi bán vé số ở gần trường ĐH Y Dược TP.HCM, bị di chứng chất độc màu da cam, tay chân tiêu biến, lăn lốc như sọ dừa. Ông nhỏ thó, nhiều người đi đường rất dễ vô ý giẫm phải khi không quan sát tốt. Ông có một người em gái kết nghĩa, cùng sống với nhau không ruột rà, không bà con thân thích, bấu víu, nương tựa, sống lay lắt qua ngày giữa Sài Gòn hối hả.Dưới chân cầu Tân Thuận 1 (TP HCM), phía ven sông, gia đình ba thế hệ của anh Trần Văn Toàn cùng sống trên một chiếc ghe lênh đênh. Từ quê hương Bến Tre, họ mưu sinh ở con sông Sài Gòn đã hơn 20 năm. Anh Trần Văn Toàn là cha của các em nhỏ hàng ngày chở khách qua sông trên chiếc ghe thuê và bơm cát, chạy xe ôm mưu sinh. Trong thời gian tới bến sông này sẽ bị giải tỏa, gia đình anh Toàn chưa biết đi đâu về đâu, họ phải tính đến chuyện dong ghe lang thang trên sông không bến đỗ.Em Huỳnh Đỗ Thanh Tuấn (11 tuổi, quê Cần Thơ) và cha tối tối lên đường đi hát rong. Nơi hai cha con thường táp vào phục vụ khách là các quán nhậu. Gia đình quá nghèo, làm ăn nhiều lần thất bại, nợ nần chồng chất, cả nhà bỏ quê lang thang lên Sài Gòn ở thuê kiếm sống. Mẹ Tuấn bị tật ở tay, còn bố của em mang nhiều bệnh trong người, đi xin việc không ai chịu nhận.Nằm cạnh Đại lộ Võ Văn Kiệt (TP HCM) có một khu nhà tạm bợ lụp xụp đã tồn tại nhiều năm nay. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân lao động phổ thông. Các hộ dân sinh sống nơi đây đa phần đến từ miền Tây, trong số đó có cả những người đến từ Campuchia. Họ là những người nghèo phải rời xa quê tha hương cầu thực. Trong số này có rất nhiều trẻ em không được đến trường, phải đi bóc tỏi hành mưu sinh cùng người lớn.Ông Nguyễn Văn Chúc (tên thường gọi là Ba Chúc, 59 tuổi) sống gần trọn đời người lênh đênh trên sông nước. Nhiều năm qua ông đã cứu sống hàng trăm mạng người khi họ nhảy cầu tự tử. Người dân khi có người thân chết chìm dưới sông thường thuê cha ông tìm kiếm, từ đó hai cha con bỗng dưng thành "nghề vớt xác cứu người". Hiện ông sống cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hinh trên một chiếc ghe ở sông Sài Gòn dưới chân cầu Bình Lợi. Ông đã sinh được 5 con gái, trong đó 3 người lần lượt lập gia đình.Ông Aly Dũng, người từng đóng một vai lính trong phim "Biệt động Sài Gòn", sống trong ngôi nhà 9 m2 tồi tàn - nơi vốn trước kia dùng để nuôi lợn. Phần phía sau là nơi tắm giặt, nấu ăn, một phần đất ông dự định trồng rau cải thiện bữa ăn. Gác xép trên cùng là nơi ngủ nhưng mưa dột nên phải che tấm bạt còn chiếc màn là hai loại ghép với nhau, chắp vá nhiều lỗ thủng. Riêng một phần tường bị nứt có thể sập bất cứ lúc nào. May mắn, vào đầu 12 vừa qua, sau khi Zing.vn đăng tải bài báo về cuộc sống của ông, một người đàn ông tên Linh biết được, thấy thương cảm đã quyết định đầu tư xây một ngôi nhà cho ông Dũng ngay tại mảnh đất này.Tại góc đường Hàm Nghi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP HCM), những ai về khuya đi qua đều thấy một người phụ nữ cao tuổi cặm cụi vá xe mỗi đêm trong ánh đèn pin le lói. Bà là Trần Thị Ngọc Anh, không nhớ quê gốc ở đâu, chỉ biết từ khi sinh ra bà đã sống ở Sài Gòn cùng ba mẹ và các anh chị em. Gia đình nghèo, không có điều kiện, bà Anh chỉ đi học đến lớp 4 rồi đi làm phụ ba mẹ. Tối tối bà ra góc đường vá xe và bơm hơi xe, mỗi lần từ 15.000-20.000 đồng/miếng, bơm thì chỉ 2.000 đồng. Ngày nào đông khách bà kiếm được khoảng 100.000 đồng, vắng thì vài chục, chủ yếu để nuôi cháu ngoại ăn học.
Ông Nguyễn Văn Thảo (80 tuổi) sống trong một ngôi nhà nổi trên sông Hồng (Hà Nội). Ngày thường, khi có sức khỏe ông và vợ thay nhau đi nhặt rác và xin ăn. Ngày bà bị đột quỵ qua đời cũng là lúc ông phải vào viện cấp cứu vì bệnh phổi và tim nặng tái phát. Hàng xóm láng giềng phải làm thủ tục chôn cất hộ ngay tại bãi sông gần nhà. Còn ông nằm viện một mình, không người thân, không tiền bạc lẫn bảo hiểm y tế.
Bà Chu Thị Lan (sinh năm 1941, quê Hưng Yên) sống ở bãi sông Hồng, ngày ngày làm nghề nhặt rác kiếm sống. Thời trẻ sau khi lập gia đình và không sinh được con, chồng đi lấy vợ khác, bà bỏ nơi chôn rau cắt rốn lên Hà Nội ở trong một túp lều đến nay đã hơn 20 năm. Mỗi sáng bà Lan đi từ bãi sông Hồng ra phố tổng cộng vừa đi vừa về với quãng đường khoảng 10 km và kiếm được đầy bao tải phế liệu mang bán.
Những đứa trẻ được sinh ra từ cùng một người mẹ, đó là bà Đặng Thị Hải (48 tuổi) người làng Cồ Bản, phường Đồng Mai, quận Hà Đông (Hà Nội). Bà có tới 14 con nhưng nay chỉ còn 13 sau khi một bé gái qua đời năm 2015 vì bệnh tật. Bên trong căn nhà nhỏ 30 m2 luôn luôn ồn ào tiếng nói cười của bọn trẻ. Khi được hỏi lý do vì sao sinh nhiều con, bà Hải bảo có thai lúc nào không biết. Khi sinh đến đứa thứ 6, gia đình được chính quyền, tổ dân phố vận động đi triệt sản nhưng ông chồng không đồng ý. Hoàn cảnh đã khổ, năm 2015, ông Năm (chồng bà) qua đời, gánh nặng mưu sinh lại đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ này.
Ông Võ Đình Sung (56 tuổi) thường ngồi bán vé số ở gần trường ĐH Y Dược TP.HCM, bị di chứng chất độc màu da cam, tay chân tiêu biến, lăn lốc như sọ dừa. Ông nhỏ thó, nhiều người đi đường rất dễ vô ý giẫm phải khi không quan sát tốt. Ông có một người em gái kết nghĩa, cùng sống với nhau không ruột rà, không bà con thân thích, bấu víu, nương tựa, sống lay lắt qua ngày giữa Sài Gòn hối hả.
Dưới chân cầu Tân Thuận 1 (TP HCM), phía ven sông, gia đình ba thế hệ của anh Trần Văn Toàn cùng sống trên một chiếc ghe lênh đênh. Từ quê hương Bến Tre, họ mưu sinh ở con sông Sài Gòn đã hơn 20 năm. Anh Trần Văn Toàn là cha của các em nhỏ hàng ngày chở khách qua sông trên chiếc ghe thuê và bơm cát, chạy xe ôm mưu sinh. Trong thời gian tới bến sông này sẽ bị giải tỏa, gia đình anh Toàn chưa biết đi đâu về đâu, họ phải tính đến chuyện dong ghe lang thang trên sông không bến đỗ.
Em Huỳnh Đỗ Thanh Tuấn (11 tuổi, quê Cần Thơ) và cha tối tối lên đường đi hát rong. Nơi hai cha con thường táp vào phục vụ khách là các quán nhậu. Gia đình quá nghèo, làm ăn nhiều lần thất bại, nợ nần chồng chất, cả nhà bỏ quê lang thang lên Sài Gòn ở thuê kiếm sống. Mẹ Tuấn bị tật ở tay, còn bố của em mang nhiều bệnh trong người, đi xin việc không ai chịu nhận.
Nằm cạnh Đại lộ Võ Văn Kiệt (TP HCM) có một khu nhà tạm bợ lụp xụp đã tồn tại nhiều năm nay. Đây là nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân lao động phổ thông. Các hộ dân sinh sống nơi đây đa phần đến từ miền Tây, trong số đó có cả những người đến từ Campuchia. Họ là những người nghèo phải rời xa quê tha hương cầu thực. Trong số này có rất nhiều trẻ em không được đến trường, phải đi bóc tỏi hành mưu sinh cùng người lớn.
Ông Nguyễn Văn Chúc (tên thường gọi là Ba Chúc, 59 tuổi) sống gần trọn đời người lênh đênh trên sông nước. Nhiều năm qua ông đã cứu sống hàng trăm mạng người khi họ nhảy cầu tự tử. Người dân khi có người thân chết chìm dưới sông thường thuê cha ông tìm kiếm, từ đó hai cha con bỗng dưng thành "nghề vớt xác cứu người". Hiện ông sống cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hinh trên một chiếc ghe ở sông Sài Gòn dưới chân cầu Bình Lợi. Ông đã sinh được 5 con gái, trong đó 3 người lần lượt lập gia đình.
Ông Aly Dũng, người từng đóng một vai lính trong phim "Biệt động Sài Gòn", sống trong ngôi nhà 9 m2 tồi tàn - nơi vốn trước kia dùng để nuôi lợn. Phần phía sau là nơi tắm giặt, nấu ăn, một phần đất ông dự định trồng rau cải thiện bữa ăn. Gác xép trên cùng là nơi ngủ nhưng mưa dột nên phải che tấm bạt còn chiếc màn là hai loại ghép với nhau, chắp vá nhiều lỗ thủng. Riêng một phần tường bị nứt có thể sập bất cứ lúc nào. May mắn, vào đầu 12 vừa qua, sau khi Zing.vn đăng tải bài báo về cuộc sống của ông, một người đàn ông tên Linh biết được, thấy thương cảm đã quyết định đầu tư xây một ngôi nhà cho ông Dũng ngay tại mảnh đất này.
Tại góc đường Hàm Nghi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP HCM), những ai về khuya đi qua đều thấy một người phụ nữ cao tuổi cặm cụi vá xe mỗi đêm trong ánh đèn pin le lói. Bà là Trần Thị Ngọc Anh, không nhớ quê gốc ở đâu, chỉ biết từ khi sinh ra bà đã sống ở Sài Gòn cùng ba mẹ và các anh chị em. Gia đình nghèo, không có điều kiện, bà Anh chỉ đi học đến lớp 4 rồi đi làm phụ ba mẹ. Tối tối bà ra góc đường vá xe và bơm hơi xe, mỗi lần từ 15.000-20.000 đồng/miếng, bơm thì chỉ 2.000 đồng. Ngày nào đông khách bà kiếm được khoảng 100.000 đồng, vắng thì vài chục, chủ yếu để nuôi cháu ngoại ăn học.