Cuộc tập trận Aviaindra giữa Nga và Ấn Độ sẽ bắt đầu vào ngày 29/8 tới đây tại thao trường Pogonovo ở tỉnh Voronezh và Ashuluk ở tỉnh Astrakhan. Cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của máy bay chiến đấu Su-30SM, trực thăng tấn công Mi-35, Mi-8 cùng hệ thống phòng không hiện đại như S-400, S-300PMU2, Buk-M1, Pantsir-S1.
Mặc dù còn vài ngày nữa Aviaindra mới chính thức bắt đầu nhưng các đơn vị tên lửa phòng không Nga đã và đang khẩn trương huấn luyện để đạt mức chuẩn bị tốt nhất cho cuộc tập trận.
Trong ảnh là các xe phóng tự hành, xe radar hệ thống phòng không tầm xa hiện đại S-300PMU2 hành quân ra trận địa.
Xe phóng tự hành của S-300PMU-2 sử dụng khung bệ cơ sở dựa trên xe đầu kéo BAZ-64022 – cũng được dùng làm khung bệ xe phóng tên lửa S-400.
Bộ đội hóa học thực hiện công tác tẩy độc cho xe phóng.
Tẩy rửa các xe đảm bảo chiến đấu.
Tiếp tục hành quân vào trận địa.
Xe đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 của tổ hợp S-300PMU2.
Bắt đầu triển khai các hệ thống anten đài 30N6E2 ở một điểm cao.
30N6E2 có tầm thám sát mục tiêu đạt tới 200km, số mục tiêu thám sát cùng lúc tới 72, số mục tiêu tham chiến cùng lúc tới 36.
S-300PMU2 được trang bị đạn tên lửa đất đối không 48N6E2 có thể đạt cự ly bắn lên tới 195km, dẫn đường kiểu TVM.
So với S-300PMU1, S-300PMU2 có khả năng đối phó hiệu quả với tên lửa đạn đạo tầm ngắn – trung.
Cuộc tập trận Aviaindra giữa Nga và Ấn Độ sẽ bắt đầu vào ngày 29/8 tới đây tại thao trường Pogonovo ở tỉnh Voronezh và Ashuluk ở tỉnh Astrakhan.
Cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của máy bay chiến đấu Su-30SM, trực thăng tấn công Mi-35, Mi-8 cùng hệ thống phòng không hiện đại như S-400, S-300PMU2, Buk-M1, Pantsir-S1.
Mặc dù còn vài ngày nữa Aviaindra mới chính thức bắt đầu nhưng các đơn vị tên lửa phòng không Nga đã và đang khẩn trương huấn luyện để đạt mức chuẩn bị tốt nhất cho cuộc tập trận.
Trong ảnh là các xe phóng tự hành, xe radar hệ thống phòng không tầm xa hiện đại S-300PMU2 hành quân ra trận địa.
Xe phóng tự hành của S-300PMU-2 sử dụng khung bệ cơ sở dựa trên xe đầu kéo BAZ-64022 – cũng được dùng làm khung bệ xe phóng tên lửa S-400.
Bộ đội hóa học thực hiện công tác tẩy độc cho xe phóng.
Tẩy rửa các xe đảm bảo chiến đấu.
Tiếp tục hành quân vào trận địa.
Xe đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E2 của tổ hợp S-300PMU2.
Bắt đầu triển khai các hệ thống anten đài 30N6E2 ở một điểm cao.
30N6E2 có tầm thám sát mục tiêu đạt tới 200km, số mục tiêu thám sát cùng lúc tới 72, số mục tiêu tham chiến cùng lúc tới 36.
S-300PMU2 được trang bị đạn tên lửa đất đối không 48N6E2 có thể đạt cự ly bắn lên tới 195km, dẫn đường kiểu TVM.
So với S-300PMU1, S-300PMU2 có khả năng đối phó hiệu quả với tên lửa đạn đạo tầm ngắn – trung.