Theo hãng thông tấn Interfax, Hải quân Nga sẽ điều tàu tuần dương tên lửa Moskva của Hạm đội biển Đen vừa hoàn tất nhiệm vụ ở Bắc Đại Tây Dương tới khu vực Đông Địa Trung Hải gia nhập nhóm tàu đặc nhiệm hải quân thường trực tại đây.
Tàu tuần dương tên lửa Moskva (121) thuộc lớp Slava Project 1164, đây được xem là lớp tàu chiến tên lửa dùng động cơ thông thường lớn nhất thế giới của Hải quân Nga với lượng giãn nước toàn tải 12.500 tấn, dài 186,4m.
So với các tàu chiến Mỹ và phương Tây đang có mặt tại Đông Địa Trung Hải thì không có một loại tàu nào đủ sức chọi với Moskva về khả năng chống tàu mặt nước. Mokva được trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 có tầm bắn tới 500km, lắp đầu đạn nặng 1 tấn, hoặc đó có thể là biến thể P-1000 tăng tầm 700km. Moskva được trang bị hệ thống tên lửa phòng không mạnh mẽ S-300F có khả năng diệt mục tiêu ở tầm bắn 7-90km, độ cao 25m tới 25km.
Cũng theo một số nguồn tin thì vào mùa thu, nhóm tàu Hải quân Nga tại Địa Trung Hải sẽ được bổ sung thêm tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương. Con tàu này cùng lớp với Moskva.
Ngoài tàu tuần dương Moskva được điều tới Đông Địa Trung Hải lần này còn có sự góp mặt của tàu chống ngầm cỡ lớn thuộc Hạm đội Biển Bắc. Nhiều khả năng đó là lớp tàu khu trục chống ngầm Udaloy Project 1155.
Udaloy Project 1155 có lượng giãn nước toàn tải 7.570 tấn, dài 163m. Tàu được thiết kế cho nhiệm vụ chống mọi loại tàu ngầm của đối phương với tầm tấn công xa đến vài chục km bằng tên lửa – ngư lôi.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không phóng thẳng đứng 3K95 Kinzhal có tầm bắn 12km, độ cao diệt mục tiêu 10m tới 6km.
Hỏa lực chống ngầm mạnh nhất của Udaloy I là hệ thống tên lửa RPK-3 Metel (NATO định danh là SS-N-14 Silex) trang bị đạn tên lửa chống ngầm có trọng lượng gần 4 tấn, dài 7,2m. Quả đạn lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn từ 10-50km, tốc độ hành trình cận âm. Tàu chống ngầm Udaloy còn có sân đỗ và nhà chứa cho 2 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27. Cùng thời điểm có thông tin về việc Nga điều thêm 2 tàu chiến “khủng” tới Địa Trung Hải, Hải quân Pháp cũng thông báo về việc điều thêm tàu khu trục phòng không mạnh nhất nước này Chevalier Paul (D621) tới khu vực Đông Địa Trung Hải làm nhiệm vụ phòng không hạm đội, bảo vệ tàu sân bay Pháp cũng đang được đưa tới nơi này cùng các tàu Mỹ, Anh. Chevalier Paul (D621) thuộc lớp Horizon có lượng giãn nước hơn 7.000 tấn, trang bị hệ thống radar hiện đại có thể phát hiện mục tiêu cách 200km.
Chevalier Paul (D621) được trang bị 32 tên lửa đánh chặn tầm xa Aster 30 và 16 tên lửa đánh chặn tầm trung Aster 15 được phóng theo phương thẳng đứng.
Trong cuộc can thiệp quân sự Libya 2011, tàu Chevalier Paul (D621) thực hiện nhiệm vụ yểm trợ cho quân nổi dậy Libya chống lại lực lượng ủng hộ Tổng thống Gaddafi với 2 pháo hải quân 76mm. Tuy nhiên, Chevalier Paul sẽ khó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tương tự tại Syria do nước này sở hữu tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh đặc biệt nguy hiểm, P-800 Yakhont.
Theo hãng thông tấn Interfax, Hải quân Nga sẽ điều tàu tuần dương tên lửa Moskva của Hạm đội biển Đen vừa hoàn tất nhiệm vụ ở Bắc Đại Tây Dương tới khu vực Đông Địa Trung Hải gia nhập nhóm tàu đặc nhiệm hải quân thường trực tại đây.
Tàu tuần dương tên lửa Moskva (121) thuộc lớp Slava Project 1164, đây được xem là lớp tàu chiến tên lửa dùng động cơ thông thường lớn nhất thế giới của Hải quân Nga với lượng giãn nước toàn tải 12.500 tấn, dài 186,4m.
So với các tàu chiến Mỹ và phương Tây đang có mặt tại Đông Địa Trung Hải thì không có một loại tàu nào đủ sức chọi với Moskva về khả năng chống tàu mặt nước. Mokva được trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-500 có tầm bắn tới 500km, lắp đầu đạn nặng 1 tấn, hoặc đó có thể là biến thể P-1000 tăng tầm 700km.
Moskva được trang bị hệ thống tên lửa phòng không mạnh mẽ S-300F có khả năng diệt mục tiêu ở tầm bắn 7-90km, độ cao 25m tới 25km.
Cũng theo một số nguồn tin thì vào mùa thu, nhóm tàu Hải quân Nga tại Địa Trung Hải sẽ được bổ sung thêm tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương. Con tàu này cùng lớp với Moskva.
Ngoài tàu tuần dương Moskva được điều tới Đông Địa Trung Hải lần này còn có sự góp mặt của tàu chống ngầm cỡ lớn thuộc Hạm đội Biển Bắc. Nhiều khả năng đó là lớp tàu khu trục chống ngầm Udaloy Project 1155.
Udaloy Project 1155 có lượng giãn nước toàn tải 7.570 tấn, dài 163m. Tàu được thiết kế cho nhiệm vụ chống mọi loại tàu ngầm của đối phương với tầm tấn công xa đến vài chục km bằng tên lửa – ngư lôi.
Tàu được trang bị hệ thống phòng không phóng thẳng đứng 3K95 Kinzhal có tầm bắn 12km, độ cao diệt mục tiêu 10m tới 6km.
Hỏa lực chống ngầm mạnh nhất của Udaloy I là hệ thống tên lửa RPK-3 Metel (NATO định danh là SS-N-14 Silex) trang bị đạn tên lửa chống ngầm có trọng lượng gần 4 tấn, dài 7,2m. Quả đạn lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn từ 10-50km, tốc độ hành trình cận âm.
Tàu chống ngầm Udaloy còn có sân đỗ và nhà chứa cho 2 trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27.
Cùng thời điểm có thông tin về việc Nga điều thêm 2 tàu chiến “khủng” tới Địa Trung Hải, Hải quân Pháp cũng thông báo về việc điều thêm tàu khu trục phòng không mạnh nhất nước này Chevalier Paul (D621) tới khu vực Đông Địa Trung Hải làm nhiệm vụ phòng không hạm đội, bảo vệ tàu sân bay Pháp cũng đang được đưa tới nơi này cùng các tàu Mỹ, Anh.
Chevalier Paul (D621) thuộc lớp Horizon có lượng giãn nước hơn 7.000 tấn, trang bị hệ thống radar hiện đại có thể phát hiện mục tiêu cách 200km.
Chevalier Paul (D621) được trang bị 32 tên lửa đánh chặn tầm xa Aster 30 và 16 tên lửa đánh chặn tầm trung Aster 15 được phóng theo phương thẳng đứng.
Trong cuộc can thiệp quân sự Libya 2011, tàu Chevalier Paul (D621) thực hiện nhiệm vụ yểm trợ cho quân nổi dậy Libya chống lại lực lượng ủng hộ Tổng thống Gaddafi với 2 pháo hải quân 76mm. Tuy nhiên, Chevalier Paul sẽ khó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tương tự tại Syria do nước này sở hữu tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh đặc biệt nguy hiểm, P-800 Yakhont.