Sau gần 20 năm phát triển chi phí
khổng lồ 65 tỷ USD, Không quân Mỹ đã chính thức đưa vào biên chế chiến đấu cơ
tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 từ năm 2005.
F-22 là tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới được đưa vào phục vụ. Máy bay được thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình "thoát khỏi" hệ thống radar mặt đất và trên không của đối phương.
F-22 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tối tân nhất trên thế giới.
F-22 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F119-PW-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.410km/h. Đặc biệt nó có thể đạt tốc độ vượt âm 1.963km/h mà không cần đốt nhiên liệu lần 2.
F-22 thiết kế khoang vũ khí trong thân để đảm bảo tối ưu cho khả năng tàng hình. Với nhiệm vụ đối không, F-22 mang được 8 tên lửa không đối không tầm ngắn - tầm trung. Còn nhiệm vụ đối đất thì nó mang 2 tên lửa đối không và 8 bom có điều khiển 110kg.
Nhiều máy bay tàng hình F-22 Raptor đang được Không quân Mỹ triển khai khắp nước Mỹ. Ngoài ra, một số chiếc F-22 cũng được điều động tới các căn cứ ở nước ngoài, điển hình là Nhật Bản.
Để duy trì sự thống trị của Mỹ trên bầu trời, Không quân Mỹ dự định chế tạo 381 chiếc F-22 Raptor, nhưng cuối cùng chính quyền Obama đã quyết định ngân sách cho F-22 sẽ dừng ở con số 187 chiếc vì một trong những lý do đó là chúng khá “mắc”, đơn giá 143 triệu USD/chiếc.
Tuy được đánh giá là tiêm kích tối tân nhất thế giới, bất kỳ một phi công nào cũng mong ước được lái F-22. Nhưng có những thời điểm phi công Mỹ rất sợ phải lái F-22 do lỗi thiếu oxy trong khoang lái.
Những vấn đề mà F-22 gặp phải như thiếu dưỡng khí khiến phi công chóng mặt, choáng váng đã được Không quân Mỹ cố gắng khắc phục trong thời gian vừa qua.
Có những thời điểm các phi công F-22 được yêu cầu không bay vượt quá độ cao 7.600m do lo ngại lỗi thiếu oxy trong khoang lái.
Sau nhiều nỗ lực khắc phục khiếm khuyết, hiện nay F-22 đã quay trở lại hoạt động bình thường và phi công cũng không còn "sợ hãi" loại tiêm kích tối tân này nữa.
Với những ưu điểm vượt trội của F-22 Raptor nên nhu cầu mua chiến đấu cơ này ở nhiều quốc gia trên thế giới tăng cao. Nhưng chính phủ Mỹ đã ra lệnh cấm bán loại chiến đấu cơ tàng hình này để bán tiêm kích tàng hình F-35, sản phẩm ra đời sau F-22.
Sau gần 20 năm phát triển chi phí
khổng lồ 65 tỷ USD, Không quân Mỹ đã chính thức đưa vào biên chế chiến đấu cơ
tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 từ năm 2005.
F-22 là tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới được đưa vào phục vụ. Máy bay được thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình "thoát khỏi" hệ thống radar mặt đất và trên không của đối phương.
F-22 được trang bị hệ thống điện tử hàng không tối tân nhất trên thế giới.
F-22 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F119-PW-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.410km/h. Đặc biệt nó có thể đạt tốc độ vượt âm 1.963km/h mà không cần đốt nhiên liệu lần 2.
F-22 thiết kế khoang vũ khí trong thân để đảm bảo tối ưu cho khả năng tàng hình. Với nhiệm vụ đối không, F-22 mang được 8 tên lửa không đối không tầm ngắn - tầm trung. Còn nhiệm vụ đối đất thì nó mang 2 tên lửa đối không và 8 bom có điều khiển 110kg.
Nhiều máy bay tàng hình F-22 Raptor đang được Không quân Mỹ triển khai khắp nước Mỹ. Ngoài ra, một số chiếc F-22 cũng được điều động tới các căn cứ ở nước ngoài, điển hình là Nhật Bản.
Để duy trì sự thống trị của Mỹ trên bầu trời, Không quân Mỹ dự định chế tạo 381 chiếc F-22 Raptor, nhưng cuối cùng chính quyền Obama đã quyết định ngân sách cho F-22 sẽ dừng ở con số 187 chiếc vì một trong những lý do đó là chúng khá “mắc”, đơn giá 143 triệu USD/chiếc.
Tuy được đánh giá là tiêm kích tối tân nhất thế giới, bất kỳ một phi công nào cũng mong ước được lái F-22. Nhưng có những thời điểm phi công Mỹ rất sợ phải lái F-22 do lỗi thiếu oxy trong khoang lái.
Những vấn đề mà F-22 gặp phải như thiếu dưỡng khí khiến phi công chóng mặt, choáng váng đã được Không quân Mỹ cố gắng khắc phục trong thời gian vừa qua.
Có những thời điểm các phi công F-22 được yêu cầu không bay vượt quá độ cao 7.600m do lo ngại lỗi thiếu oxy trong khoang lái.
Sau nhiều nỗ lực khắc phục khiếm khuyết, hiện nay F-22 đã quay trở lại hoạt động bình thường và phi công cũng không còn "sợ hãi" loại tiêm kích tối tân này nữa.
Với những ưu điểm vượt trội của F-22 Raptor nên nhu cầu mua chiến đấu cơ này ở nhiều quốc gia trên thế giới tăng cao. Nhưng chính phủ Mỹ đã ra lệnh cấm bán loại chiến đấu cơ tàng hình này để bán tiêm kích tàng hình F-35, sản phẩm ra đời sau F-22.