Thiết kế các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga đều có khả năng lội nước khi cần để vượt qua các đoạn sông khi không có công binh hỗ trợ trên chiến trường. Khác với xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chiến đấu có thể bơi trên mặt nước, do trọng lượng quá nặng xe tăng chiến đấu chủ lực chỉ có thể đi ngầm dưới mặt nước. Đây luôn là thử thách hết sức khó khăn với chiến sĩ lái tăng vì tính rủi ro rất cao (ví dụ xe tăng chết máy dưới mặt nước và bị mắc kẹt). Trong ảnh là buổi huấn luyện lái xe tăng T-80 vượt sông của chiến sĩ Sư đoàn Kantemirov (Quân đội Nga).
Thử thách của buổi lái tăng là vượt qua đoạn sông sâu 4m, rộng 140m. Kích thước này có vẻ bình thường nhưng với các chiến sĩ lái tăng thì đây là thử thách khó khăn vì chỉ cần một sai sót nhỏ, kíp xe sẽ cùng khối sắt thép “nằm luôn” dưới lòng sông. Trong ảnh có thể thấy một trong 2 chiếc xe tăng gắn các thiết bị hỗ trợ vượt sông OPVT. Trong ảnh là 2 ống thông trang bị cho xe tăng đi ngầm dưới nước gồm ống thông gió cho kíp lái và ống xả khói cho động cơ. T-80 là loại xe tăng đầu tiên của Liên Xô (Nga) dùng động cơ tuốc bin khí, điều đó giúp nó phi với tốc độ 70km/h và được mệnh danh là “xe tăng bay”.
Các thiết bị ống thông gió và ống xả được đặt và gá lắp chắc chắn bằng đai ốp và bu lông.
Các hệ thống này cho phép xe tăng vượt sông sâu tới 5-6m. Trong ảnh là ống xả khói động cơ sinh ra. Đây là loại dầu đặc biệt sẽ được bôi vào cửa trên xe tăng và một số vị trí ngăn nước rỉ vào bên trong. Việc để nước lọt vào trong xe khiến chiếc xe tăng “nằm luôn dưới lòng sông”.
Cửa nóc tháp pháo được bôi loại dầu đặc biệt này.
Kíp lái vào chỗ, ai cũng mang mặt nạ thở kín nước để thoát ra khỏi xe tăng nếu bị sự cố, tai nạn.Chuẩn bị cho xe tăng vượt vật cản nước, kíp lái đã vào xe, các chiến sĩ làm kín nước cho các cửa lật đã đóng.
Làm kín nước mọi phần tử quan trọng– điều kiện bắt buộc để tiến hành bài tập. Trong ảnh là bộ phận phóng lựu đạn khói để bảo vệ xe tăng trước vũ khí chống tăng được lắp những nắp nhỏ bịt kín nòng. Trước khi vượt vật cản nước, miệng nòng pháo 125mm cũng phải được làm kín nước.
Cửa lật của lái xe tăng được làm kín nước đặc biệt cẩn thận.
Trên xe tăng được lắp sẵn các dây cáp để cứu kéo khi gặp sự cố dưới nước. Nghĩa là nếu xe tăng chết máy dưới lòng sông, trên bờ sẽ có bộ phận kéo nó lên. Tuy nhiên trong điều kiện chiến trường thì điều này không hề đơn giản vì còn phải lo đối với địch. Trên xe tăng còn được trang bị sẵn cáp nối với phao cứu nạn. Trong ảnh là phao cứu nạn sơn màu khác nhau được gắn vào cáp gồm phao trắng gắn vào cáp phía trước, phao đỏ vào cáp phía sau.
Gầm xe tăng không có gì hở ra.
Thực tế dưới gầm xe bố trí cửa thoát hiểm, khi trúng đạn, kíp xe có thể chui ra bằng đường này.
Xe tăng đã sãn sàng thực hiện bài tập luyện đầy khó khăn. Xe tăng T-80 tiến đến vị trí xuất phát chuẩn bị bài tập vượt sông.
Chiếc T-80 từ từ xuống nước, đội cứu hộ chăm chú theo dõi tình hình.
Chỉ huy bài tập luyện kiểm soát tình hình từ đài quan sát và ra mệnh lệnh cho kíp lái.
Xe bọc thép lội nước PTS sẵn sàng cứu hộ.
Phương tiện cứu nạn – xe cứu kéo bọc thép với sợi cáp to bằng bắp tay sẵn sàng cứu hộ xe tăng. Xe tăng T-80 đã chui hẳn xuống lòng sông.
Ở hình ảnh này, chiếc T-80 đã nằm gọn dưới nước, chỉ còn trồi lên 2 bộ phận thông gió và ống xả động cơ. Điều cần nhất bây giờ là không để xe bị chết máy.
Để khắc phục các tình huống khẩn cấp các kíp lái được học kỹ thuật tự cứu chuyên dùng. Mỗi chiến sĩ phải biết sử dụng mặt nạ thở kín nước, thở và vận động ngầm dưới nước, phát và nhận biết tín hiệu trong trường hợp liên lạc vô tuyến bị hỏng. Và đây chiếc T-80 đã hoàn thành xuất sắc bài tập và trồi lên mặt nước sau ít phút dưới lòng sông. Lái xe tăng ngầm dưới nước là một trong những phần phức tạp nhất trong huấn luyện chiến đấu. Như chính các chiến sĩ nói, trải qua thử thách này, bắn thử đạn thật theo quy định và thực hiện cuộc hành quân 100km thì mỗi chiến sĩ mới có thể coi mình là chiến sĩ xe tăng thực thụ.
Thiết kế các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Nga đều có khả năng lội nước khi cần để vượt qua các đoạn sông khi không có công binh hỗ trợ trên chiến trường. Khác với xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chiến đấu có thể bơi trên mặt nước, do trọng lượng quá nặng xe tăng chiến đấu chủ lực chỉ có thể đi ngầm dưới mặt nước. Đây luôn là thử thách hết sức khó khăn với chiến sĩ lái tăng vì tính rủi ro rất cao (ví dụ xe tăng chết máy dưới mặt nước và bị mắc kẹt). Trong ảnh là buổi huấn luyện lái xe tăng T-80 vượt sông của chiến sĩ Sư đoàn Kantemirov (Quân đội Nga).
Thử thách của buổi lái tăng là vượt qua đoạn sông sâu 4m, rộng 140m. Kích thước này có vẻ bình thường nhưng với các chiến sĩ lái tăng thì đây là thử thách khó khăn vì chỉ cần một sai sót nhỏ, kíp xe sẽ cùng khối sắt thép “nằm luôn” dưới lòng sông. Trong ảnh có thể thấy một trong 2 chiếc xe tăng gắn các thiết bị hỗ trợ vượt sông OPVT.
Trong ảnh là 2 ống thông trang bị cho xe tăng đi ngầm dưới nước gồm ống thông gió cho kíp lái và ống xả khói cho động cơ. T-80 là loại xe tăng đầu tiên của Liên Xô (Nga) dùng động cơ tuốc bin khí, điều đó giúp nó phi với tốc độ 70km/h và được mệnh danh là “xe tăng bay”.
Các thiết bị ống thông gió và ống xả được đặt và gá lắp chắc chắn bằng đai ốp và bu lông.
Các hệ thống này cho phép xe tăng vượt sông sâu tới 5-6m. Trong ảnh là ống xả khói động cơ sinh ra.
Đây là loại dầu đặc biệt sẽ được bôi vào cửa trên xe tăng và một số vị trí ngăn nước rỉ vào bên trong. Việc để nước lọt vào trong xe khiến chiếc xe tăng “nằm luôn dưới lòng sông”.
Cửa nóc tháp pháo được bôi loại dầu đặc biệt này.
Kíp lái vào chỗ, ai cũng mang mặt nạ thở kín nước để thoát ra khỏi xe tăng nếu bị sự cố, tai nạn.
Chuẩn bị cho xe tăng vượt vật cản nước, kíp lái đã vào xe, các chiến sĩ làm kín nước cho các cửa lật đã đóng.
Làm kín nước mọi phần tử quan trọng– điều kiện bắt buộc để tiến hành bài tập. Trong ảnh là bộ phận phóng lựu đạn khói để bảo vệ xe tăng trước vũ khí chống tăng được lắp những nắp nhỏ bịt kín nòng.
Trước khi vượt vật cản nước, miệng nòng pháo 125mm cũng phải được làm kín nước.
Cửa lật của lái xe tăng được làm kín nước đặc biệt cẩn thận.
Trên xe tăng được lắp sẵn các dây cáp để cứu kéo khi gặp sự cố dưới nước. Nghĩa là nếu xe tăng chết máy dưới lòng sông, trên bờ sẽ có bộ phận kéo nó lên. Tuy nhiên trong điều kiện chiến trường thì điều này không hề đơn giản vì còn phải lo đối với địch.
Trên xe tăng còn được trang bị sẵn cáp nối với phao cứu nạn. Trong ảnh là phao cứu nạn sơn màu khác nhau được gắn vào cáp gồm phao trắng gắn vào cáp phía trước, phao đỏ vào cáp phía sau.
Gầm xe tăng không có gì hở ra.
Thực tế dưới gầm xe bố trí cửa thoát hiểm, khi trúng đạn, kíp xe có thể chui ra bằng đường này.
Xe tăng đã sãn sàng thực hiện bài tập luyện đầy khó khăn.
Xe tăng T-80 tiến đến vị trí xuất phát chuẩn bị bài tập vượt sông.
Chiếc T-80 từ từ xuống nước, đội cứu hộ chăm chú theo dõi tình hình.
Chỉ huy bài tập luyện kiểm soát tình hình từ đài quan sát và ra mệnh lệnh cho kíp lái.
Xe bọc thép lội nước PTS sẵn sàng cứu hộ.
Phương tiện cứu nạn – xe cứu kéo bọc thép với sợi cáp to bằng bắp tay sẵn sàng cứu hộ xe tăng.
Xe tăng T-80 đã chui hẳn xuống lòng sông.
Ở hình ảnh này, chiếc T-80 đã nằm gọn dưới nước, chỉ còn trồi lên 2 bộ phận thông gió và ống xả động cơ. Điều cần nhất bây giờ là không để xe bị chết máy.
Để khắc phục các tình huống khẩn cấp các kíp lái được học kỹ thuật tự cứu chuyên dùng. Mỗi chiến sĩ phải biết sử dụng mặt nạ thở kín nước, thở và vận động ngầm dưới nước, phát và nhận biết tín hiệu trong trường hợp liên lạc vô tuyến bị hỏng.
Và đây chiếc T-80 đã hoàn thành xuất sắc bài tập và trồi lên mặt nước sau ít phút dưới lòng sông. Lái xe tăng ngầm dưới nước là một trong những phần phức tạp nhất trong huấn luyện chiến đấu. Như chính các chiến sĩ nói, trải qua thử thách này, bắn thử đạn thật theo quy định và thực hiện cuộc hành quân 100km thì mỗi chiến sĩ mới có thể coi mình là chiến sĩ xe tăng thực thụ.