Bumerang là định danh của nguyên mẫu xe bọc thép chở quân hiện đại nhất của Nga hiện nay. Chương trình Bumerang vẫn còn đang được phát triển và tương lai vài năm tới sẽ trang bị cho các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, thay thế dần dòng xe BTR-70/80 đã lỗi thời. Xe bọc thép Bumerang được coi là một trong những phương tiện cơ giới chiến đấu tiên tiến nhất, một sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp quốc phòng Nga. Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật nhất trên Bumerang hóa ra đã có trên các dòng xe bọc thép của phương Tây từ hàng chục năm qua.Đó chính là bố trí cửa đuôi cho khoang chở quân thay vì mở cửa hai bên hông như dòng xe bọc thép BTR huyền thoại Liên Xô (Nga).Đặc điểm này đã xuất hiện trên hầu hết các dòng xe bọc thép chở quân của Mỹ, phương Tây suốt mấy chục năm qua. Ảnh: Xe bọc thép M113 với cửa hậu.Mặc dù trên các dòng xe chiến đấu bộ binh BMP hay xe bọc thép đa năng MT-LB đã được bố trí cửa đuôi. Tuy nhiên, dòng xe bọc thép chở quân chủ lực của Liên Xô và của Nga sau này vẫn cứ bám theo lối mòn bố trí cửa đổ bộ ở hai bên hông xe. Điều này khiến cho các binh sĩ vừa ra ngoài xe có thể thiệt mạng ngay. Việc bố trí cửa đuôi giúp họ được che chắn an toàn bởi cả thân xe.Xe bọc thép chở quân Bumerang của người Nga tự hào là được trang bị giáp kiểu module cho phép nâng cấp level bảo vệ hoặc gỡ bỏ thay thế.Thế nhưng có một thực tế là trên các dòng bọc thép được phát triển cách đây gần 20 năm của phương Tây đã được trang bị hệ thống giáp module này. Ví dụ trong ảnh là dòng xe bọc thép Patria AMP của Phần Lan được phát triển từ cuối những năm 1990 với giáp bảo vệ đạn đạo kiểu module có khả năng chống được đạn xuyên giáp cỡ 30mm. Nó cũng được thiết kế để chống một vụ nổ 10kg TNT.Trong khi đó, giáp bảo vệ toàn thân của Bumerang chỉ có khả năng chống được đạn súng máy xuyên giáp cỡ 14,5mm, kém hơn nhiều. Thân xe bây giờ mới được thiết kế kiểu chữ V để chống lại các vụ nổ mìn.Bố trí bên trong xe bọc thép Bumerang cũng như các dòng xe phương Tây cách đây hàng chục năm đã có - động cơ bố trí phía trước, cabin lái ở giữa và sau cùng là khoang chở quân chở được 9 binh sĩ.Xe bọc thép Bumerang có trọng lượng ước tính 15-20 tấn, dài 8m, trang bị động cơ diesel công suất 500 mã lực cho tốc độ tối đa 100km/h, tầm hoạt động 800km.Đuôi xe được trang bị hai hệ thống chân vịt cho phép đạt tốc độ bơi dưới nước 10km/h.Bumerang bước đầu được phát triển với hai phiên bản chính: Xe chiến đấu bộ binh K17 và xe bọc thép chở quân K16. Trong đó, xe chiến đấu bộ binh bánh lốp K-17 Bumerang trang bị tháp pháo điều khiển tự động (RWS) Bumerang-BM với pháo tự động 2A42 30mm và 4 tên lửa chống tăng cực mạnh Kornet-T.Bố trí tên lửa chống tăng Kornet-T trên Bumerang có nét giống bố trí TOW hai bên tháp pháo của dòng xe chiến đấu bộ binh Bradley.Phiên bản xe bọc thép chở quân K16 Bumerang trang bị tháp pháo nhỏ tự động lắp đại liên 12,7mm.
Bumerang là định danh của nguyên mẫu xe bọc thép chở quân hiện đại nhất của Nga hiện nay. Chương trình Bumerang vẫn còn đang được phát triển và tương lai vài năm tới sẽ trang bị cho các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, thay thế dần dòng xe BTR-70/80 đã lỗi thời.
Xe bọc thép Bumerang được coi là một trong những phương tiện cơ giới chiến đấu tiên tiến nhất, một sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp quốc phòng Nga. Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật nhất trên Bumerang hóa ra đã có trên các dòng xe bọc thép của phương Tây từ hàng chục năm qua.
Đó chính là bố trí cửa đuôi cho khoang chở quân thay vì mở cửa hai bên hông như dòng xe bọc thép BTR huyền thoại Liên Xô (Nga).
Đặc điểm này đã xuất hiện trên hầu hết các dòng xe bọc thép chở quân của Mỹ, phương Tây suốt mấy chục năm qua. Ảnh: Xe bọc thép M113 với cửa hậu.
Mặc dù trên các dòng xe chiến đấu bộ binh BMP hay xe bọc thép đa năng MT-LB đã được bố trí cửa đuôi. Tuy nhiên, dòng xe bọc thép chở quân chủ lực của Liên Xô và của Nga sau này vẫn cứ bám theo lối mòn bố trí cửa đổ bộ ở hai bên hông xe. Điều này khiến cho các binh sĩ vừa ra ngoài xe có thể thiệt mạng ngay. Việc bố trí cửa đuôi giúp họ được che chắn an toàn bởi cả thân xe.
Xe bọc thép chở quân Bumerang của người Nga tự hào là được trang bị giáp kiểu module cho phép nâng cấp level bảo vệ hoặc gỡ bỏ thay thế.
Thế nhưng có một thực tế là trên các dòng bọc thép được phát triển cách đây gần 20 năm của phương Tây đã được trang bị hệ thống giáp module này. Ví dụ trong ảnh là dòng xe bọc thép Patria AMP của Phần Lan được phát triển từ cuối những năm 1990 với giáp bảo vệ đạn đạo kiểu module có khả năng chống được đạn xuyên giáp cỡ 30mm. Nó cũng được thiết kế để chống một vụ nổ 10kg TNT.
Trong khi đó, giáp bảo vệ toàn thân của Bumerang chỉ có khả năng chống được đạn súng máy xuyên giáp cỡ 14,5mm, kém hơn nhiều. Thân xe bây giờ mới được thiết kế kiểu chữ V để chống lại các vụ nổ mìn.
Bố trí bên trong xe bọc thép Bumerang cũng như các dòng xe phương Tây cách đây hàng chục năm đã có - động cơ bố trí phía trước, cabin lái ở giữa và sau cùng là khoang chở quân chở được 9 binh sĩ.
Xe bọc thép Bumerang có trọng lượng ước tính 15-20 tấn, dài 8m, trang bị động cơ diesel công suất 500 mã lực cho tốc độ tối đa 100km/h, tầm hoạt động 800km.
Đuôi xe được trang bị hai hệ thống chân vịt cho phép đạt tốc độ bơi dưới nước 10km/h.
Bumerang bước đầu được phát triển với hai phiên bản chính: Xe chiến đấu bộ binh K17 và xe bọc thép chở quân K16. Trong đó, xe chiến đấu bộ binh bánh lốp K-17 Bumerang trang bị tháp pháo điều khiển tự động (RWS) Bumerang-BM với pháo tự động 2A42 30mm và 4 tên lửa chống tăng cực mạnh Kornet-T.
Bố trí tên lửa chống tăng Kornet-T trên Bumerang có nét giống bố trí TOW hai bên tháp pháo của dòng xe chiến đấu bộ binh Bradley.
Phiên bản xe bọc thép chở quân K16 Bumerang trang bị tháp pháo nhỏ tự động lắp đại liên 12,7mm.