Đã có 2 thiết kế xe tăng Brazil được phát triển từ những năm 1980 nhưng đáng tiếc là tất cả đều chết yểu. Trong ảnh là xe tăng Osirio do công ty Engesa phát triển cho quân đội Brazil và xuất khẩu trong những năm 1980.Xe tăng Osirio được thiết kế phù hợp với địa hình đặc trưng của Brazil. Nó có trọng lượng chiến đấu khoảng 43 tấn. Do trọng lượng vừa phải nên Osirio dễ dàng vận chuyển bằng các xe kéo chuyên dụng.Osirio có thiết kế khá hiện đại, người ta trang bị cho nó giáp tổng hợp phía trước và hai bên tháp pháo. Giáp tổng hợp này được đánh giá tương đương với giáp Chobham của Anh nhưng nhẹ hơn.Giáp tổng hợp trên Osirio được đánh giá rất cao, nó có khả năng chống chịu tuyệt vời với các loại đạn xuyên giáp sản xuất theo công nghệ những năm 1980.Osirio EE-T1 dành cho quân đội Brazil sử dụng pháo chính L7A3 105 mm do Anh sản xuất. Cơ số đạn pháo mang theo 45 viên. Vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62 mm và đại liên 12,7 mm ở trên nóc tháp pháo.Pháo chính có thể bắn đạn APFSDS, HE, HESH, HEAT. Biến thể EE-T2 xuất khẩu sử dụng pháo chính GIAT G1 120mm.Pháo chính 120 mm trên EE-T2 có xác suất tiêu diệt mục tiêu 80% ở cự ly 2km. Osirio là một thiết kế thành công trên phương diện kỹ thuật. Dòng tăng này không hề thua kém các mẫu tăng hiện đại nhất thời đó.Ban đầu, quân đội Brazil dự kiến sẽ đặt hàng khoảng 300 chiếc Osirio EE-T1. Tuy nhiên, hợp đồng đã không được ký kết do thiếu kinh phí.Năm 1989, Osirio đã chiến thắng trong chương trình đấu thầu 340 xe tăng của Ả Rập Saudi. Nó vượt qua M1A1 Abrams, AMX-40 và Challenge-I.Tuy nhiên, hợp đồng chính thức đã không được ký kết. Nhà sản xuất Engesa lâm vào khủng hoảng và phá sản.MB-3 Tamoyo cũng là một dòng xe tăng hiện đại khác của Brazil phải chịu chung số phận hẩm hiu như Osirio. Quân đội Brazil rất ấn tượng với đặc tính kỹ-chiến thuật của nó.Chỉ có 11 mẫu thử nghiệm được sản xuất, nó cùng với Osirio phải nhường vị trí cho những chiếc xe tăng M60A3 và Leopard-1 trong biên chế quân đội Brazil.
Đã có 2 thiết kế xe tăng Brazil được phát triển từ những năm 1980 nhưng đáng tiếc là tất cả đều chết yểu. Trong ảnh là xe tăng Osirio do công ty Engesa phát triển cho quân đội Brazil và xuất khẩu trong những năm 1980.
Xe tăng Osirio được thiết kế phù hợp với địa hình đặc trưng của Brazil. Nó có trọng lượng chiến đấu khoảng 43 tấn. Do trọng lượng vừa phải nên Osirio dễ dàng vận chuyển bằng các xe kéo chuyên dụng.
Osirio có thiết kế khá hiện đại, người ta trang bị cho nó giáp tổng hợp phía trước và hai bên tháp pháo. Giáp tổng hợp này được đánh giá tương đương với giáp Chobham của Anh nhưng nhẹ hơn.
Giáp tổng hợp trên Osirio được đánh giá rất cao, nó có khả năng chống chịu tuyệt vời với các loại đạn xuyên giáp sản xuất theo công nghệ những năm 1980.
Osirio EE-T1 dành cho quân đội Brazil sử dụng pháo chính L7A3 105 mm do Anh sản xuất. Cơ số đạn pháo mang theo 45 viên. Vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62 mm và đại liên 12,7 mm ở trên nóc tháp pháo.
Pháo chính có thể bắn đạn APFSDS, HE, HESH, HEAT. Biến thể EE-T2 xuất khẩu sử dụng pháo chính GIAT G1 120mm.
Pháo chính 120 mm trên EE-T2 có xác suất tiêu diệt mục tiêu 80% ở cự ly 2km. Osirio là một thiết kế thành công trên phương diện kỹ thuật. Dòng tăng này không hề thua kém các mẫu tăng hiện đại nhất thời đó.
Ban đầu, quân đội Brazil dự kiến sẽ đặt hàng khoảng 300 chiếc Osirio EE-T1. Tuy nhiên, hợp đồng đã không được ký kết do thiếu kinh phí.
Năm 1989, Osirio đã chiến thắng trong chương trình đấu thầu 340 xe tăng của Ả Rập Saudi. Nó vượt qua M1A1 Abrams, AMX-40 và Challenge-I.
Tuy nhiên, hợp đồng chính thức đã không được ký kết. Nhà sản xuất Engesa lâm vào khủng hoảng và phá sản.
MB-3 Tamoyo cũng là một dòng xe tăng hiện đại khác của Brazil phải chịu chung số phận hẩm hiu như Osirio. Quân đội Brazil rất ấn tượng với đặc tính kỹ-chiến thuật của nó.
Chỉ có 11 mẫu thử nghiệm được sản xuất, nó cùng với Osirio phải nhường vị trí cho những chiếc xe tăng M60A3 và Leopard-1 trong biên chế quân đội Brazil.