Trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng Giám đốc nhà máy Zelenodolsk ông Mistahov hôm 11/12 cho biết, phía Việt Nam sẽ nhận đủ hai tàu chiến Gepard 3.9 trong giai đoạn 2017-2018. Thực sự thì thời hạn bàn giao này là quá chậm khi mà đơn hàng đã được đặt từ năm 2013, và đây chỉ là hai chiếc tàu chiến cỡ 2.000 tấn. Ảnh: Hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 mới đang được hoàn thiện tại nhà máy.Lý giải cho vấn đề này, ông Mistahov cho biết là nhà máy Zelenodolsk hiện không thể nhập khẩu các động cơ tuốc bin khí từ Ukraine do vấn đề căng thẳng giữa hai nước. Trước đó, ông này cũng tiết lộ rằng, họ đã có những trình bày với nhà cung cấp Ukraine rằng “người dùng cuối” là Việt Nam, nhưng tốc độ chuyển giao động cơ có vẻ là rất chậm chạp. Ảnh: Các hệ thống vũ khí đã được lắp đặt lên tàu hộ vệ Gepard 3.9.Còn ở bức ảnh này cho thấy, tổ hợp pháo – tên lửa Palma-SU (trùm vải đen) đã hoàn tất việc lắp lên bệ phía sau pháo hạm AK-176MA.Cơ bản hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 mà nhà máy Zelenodolsk đã hoàn tất việc xây dựng xong phần thân tàu, kiến trục thượng tầng và đang lắp đặt máy móc vào bên trong.Cả hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 này cùng được khởi công vào ngày 24/9/2013.Hi vọng rằng, Việt Nam sẽ sớm nhận được cặp tàu hộ vệ này trước thời hạn mà lãnh đạo Zelenodolsk vừa công bố.Theo một số nguồn tin, Việt Nam đang đàm phán để mua thêm hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 nữa trang bị hệ thống tên lửa hành trình mới (có thể là loại Klub-N thay cho Uran-E). Trong tương lai, với 6 tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ có khả năng tác chiến mạnh mẽ trên biển, đáp ứng yêu cầu bảo vệ biển đảo Tổ quốc trong tình hình mới, nhiều biến động, hết sức phức tạp.Hiện cấu hình tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài hơn 100m, trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Uran-E (8 quả), tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma SU, hai bệ pháo tự động phòng không AK-630, một bệ pháo hạm AK-176, đại liên 14,5mm. Có thể hai chiếc tiếp theo đang đóng sẽ bổ sung vũ khí chống ngầm và sonar thủy âm.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng Giám đốc nhà máy Zelenodolsk ông Mistahov hôm 11/12 cho biết, phía Việt Nam sẽ nhận đủ hai tàu chiến Gepard 3.9 trong giai đoạn 2017-2018. Thực sự thì thời hạn bàn giao này là quá chậm khi mà đơn hàng đã được đặt từ năm 2013, và đây chỉ là hai chiếc tàu chiến cỡ 2.000 tấn. Ảnh: Hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 mới đang được hoàn thiện tại nhà máy.
Lý giải cho vấn đề này, ông Mistahov cho biết là nhà máy Zelenodolsk hiện không thể nhập khẩu các động cơ tuốc bin khí từ Ukraine do vấn đề căng thẳng giữa hai nước. Trước đó, ông này cũng tiết lộ rằng, họ đã có những trình bày với nhà cung cấp Ukraine rằng “người dùng cuối” là Việt Nam, nhưng tốc độ chuyển giao động cơ có vẻ là rất chậm chạp. Ảnh: Các hệ thống vũ khí đã được lắp đặt lên tàu hộ vệ Gepard 3.9.
Còn ở bức ảnh này cho thấy, tổ hợp pháo – tên lửa Palma-SU (trùm vải đen) đã hoàn tất việc lắp lên bệ phía sau pháo hạm AK-176MA.
Cơ bản hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 mà nhà máy Zelenodolsk đã hoàn tất việc xây dựng xong phần thân tàu, kiến trục thượng tầng và đang lắp đặt máy móc vào bên trong.
Cả hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 này cùng được khởi công vào ngày 24/9/2013.
Hi vọng rằng, Việt Nam sẽ sớm nhận được cặp tàu hộ vệ này trước thời hạn mà lãnh đạo Zelenodolsk vừa công bố.
Theo một số nguồn tin, Việt Nam đang đàm phán để mua thêm hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 nữa trang bị hệ thống tên lửa hành trình mới (có thể là loại Klub-N thay cho Uran-E). Trong tương lai, với 6 tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ có khả năng tác chiến mạnh mẽ trên biển, đáp ứng yêu cầu bảo vệ biển đảo Tổ quốc trong tình hình mới, nhiều biến động, hết sức phức tạp.
Hiện cấu hình tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài hơn 100m, trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Uran-E (8 quả), tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Palma SU, hai bệ pháo tự động phòng không AK-630, một bệ pháo hạm AK-176, đại liên 14,5mm. Có thể hai chiếc tiếp theo đang đóng sẽ bổ sung vũ khí chống ngầm và sonar thủy âm.