Trong ảnh là tên lửa Hồng Kỳ 61 nằm trong bảo tàng hải quân của Trung Quốc đặt ở Thượng Hải. Theo Zh.wikipedia, Hồng Kỳ 61 là tên lửa phòng không tầm gần của Hải quân Trung Quốc, được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1965 và được trang bị trong thập niên 1970 cho các hộ vệ hạm lớp 053K để thực nghiệm. Đến thập niên 1980 mới chính thức trang bị đại trà. Tên lửa dài 3,99m, đường kính 0,286m, sải cánh 1,166m. Nó bắn tới độ cao 8.000m, tầm bắn hiệu quả 2.500 đến 10.000m.Tên lửa Hải Ưng -1 (HY-1). Theo Wikipedia, đây là tên lửa chống hạm được Trung Quốc nghiên cứu từ giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1980. Nó có chiều dài 6,6m, đường kính 0,76m, sải cánh 2.4m, trọng lượng 2658 kg và sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Tầm bắn hiệu quả của tên lửa đạt 70 km với đầu đạn chứa 380 kg thuốc nổ.Tên lửa chống hạm Thượng Du 1 tức SY-1 là tên lửa hạm đối hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Theo Zh.wikipedia, toàn bộ tên lửa này dài 6,55m, đường kính 0,76m, sải cánh 2,4m và nặng 2095kg. Tốc độ tối đa của tên lửa này là Mach 0,8 với tầm bắn đạt 40 km. Trong hành trình, độ cao tên lửa từ 100 đến 300m.Ngư lôi kiểu Yu-1. Theo mạng Hoàn Cầu, đây là loại ngư lôi nhiệt động lực thông dụng. Loại ngư lôi này phạm vi hoạt động tương đối ngắn, và không có điều khiển sau khi bắn nhưng cách sử dụng đơn giản và khá an toàn.Mặc dù có tốc độ cao (tối đa 92,6 km/h) và đầu đạn khá lớn nhưng vì không có hệ thống dẫn đường, nó chỉ có thể tấn công các mục tiêu mặt nước. Ngoài ra động cơ nhiệt của nó cũng tạo ra một vệt nước rõ ràng khiến nó dễ bị lộ và bị đánh chặn đồng thời khi tàu ngầm phóng ngư lôi này do vệt nước của ngư lôi cũng sẽ làm lộ vị trí tàu ngầm.Cuối thập niên 1950, Trung Quốc quyết định bắt chước loại ngư lôi động cơ nhiệt Type 53 của Liên Xô. Vào lúc đó Trung Quốc chỉ có một mẫu ngư lôi mà không có bản vẽ chi tiết nhưng trong bối cảnh đang căng thẳng với Liên Xô, bản vẽ là không thể có. Cuối cùng họ quyết định tháo tung ngư lôi để nghiên cứu và vẽ lại thiết kế. Trong ảnh là đuôi ngư lôi Yu-1.Ngư lôi Yu-1 chủ yếu trang bị cho tàu ngầm Type 33 và các tàu phóng lôi cao tốc để tấn công các mục tiêu mặt nước. Ngư lôi này có đường kính 533mm, chiều dài 7,8m với tổng trọng lượng lên đến 2 tấn. Trong ảnh là một tàu phóng lôi cao tốc.Ngư lôi kiểu Yu-3. Đây là ngư lôi tự chế đầu tiên của Trung Quốc dùng để chống tàu ngầm. Nó sử dụng động cơ điện và hệ thống dẫn đường âm thanh thụ động. Nó được phát triển thành công vào năm 1984 và năm 1988 thử nghiệm thành công ở vùng nước sâu. Sau đó loại ngư lôi này tiếp tục được cải tiến thêm vào năm 1991.Pháo hạm 37 mm nòng kép type 61. Theo trang haijun360, khẩu pháo này bắt đầu được nghiên cứu năm 1958 và sản xuất năm 1961. Đây là loại pháo phòng không trên hạm phổ biến nhất Hải quân Trung Quốc. Khẩu này là mô phỏng khẩu pháo 37mm B-11 của Liên Xô. Pháo bắn với tốc độ 320 đến 360 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 868 m/giây. Tầm bắn tối đa 8500m, tầm bắn hiệu quả 3500.Pháo hạm 30mm nòng kép kiểu 69 sao chép mẫu AK-230 của Liên Xô. Theo haijun360, đây là loại pháo tự động hoàn toàn có tốc độ bắn 2000 phát/phút với sơ tốc đầu nòng 1050 m/giây. Tầm bắn có hiệu quả của pháo là 3.334mThủy lôi kiểu chạm nổ M-2. Theo trang Hoàn Cầu, toàn bộ thủy lôi nặng 500 kg, bên trong chứa 300 kg thuốc nổ mạnh. Loại thủy lôi này dùng để phong tỏa đường biển và hải cảng, có thể dùng để ngăn cản cả tàu mặt nước và tàu ngầm. Nó có thể triển khai ở độ sâu từ 15 đến 120m, khi nổ, phạm vi phá hoại trong bán kính 10m.Thủy lôi sâu M-4 kiểu phát nổ không cần chạm. Thiết kế này được hoàn thành vào tháng 11/1973. Loại thủy lôi này được dùng chủ yếu để phong tỏa vùng biển, chống các tàu ngầm và tàu mặt nước cỡ trung bình.
Trong ảnh là tên lửa Hồng Kỳ 61 nằm trong bảo tàng hải quân của Trung Quốc đặt ở Thượng Hải. Theo Zh.wikipedia, Hồng Kỳ 61 là tên lửa phòng không tầm gần của Hải quân Trung Quốc, được bắt đầu nghiên cứu từ năm 1965 và được trang bị trong thập niên 1970 cho các hộ vệ hạm lớp 053K để thực nghiệm. Đến thập niên 1980 mới chính thức trang bị đại trà. Tên lửa dài 3,99m, đường kính 0,286m, sải cánh 1,166m. Nó bắn tới độ cao 8.000m, tầm bắn hiệu quả 2.500 đến 10.000m.
Tên lửa Hải Ưng -1 (HY-1). Theo Wikipedia, đây là tên lửa chống hạm được Trung Quốc nghiên cứu từ giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1980. Nó có chiều dài 6,6m, đường kính 0,76m, sải cánh 2.4m, trọng lượng 2658 kg và sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Tầm bắn hiệu quả của tên lửa đạt 70 km với đầu đạn chứa 380 kg thuốc nổ.
Tên lửa chống hạm Thượng Du 1 tức SY-1 là tên lửa hạm đối hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Theo Zh.wikipedia, toàn bộ tên lửa này dài 6,55m, đường kính 0,76m, sải cánh 2,4m và nặng 2095kg. Tốc độ tối đa của tên lửa này là Mach 0,8 với tầm bắn đạt 40 km. Trong hành trình, độ cao tên lửa từ 100 đến 300m.
Ngư lôi kiểu Yu-1. Theo mạng Hoàn Cầu, đây là loại ngư lôi nhiệt động lực thông dụng. Loại ngư lôi này phạm vi hoạt động tương đối ngắn, và không có điều khiển sau khi bắn nhưng cách sử dụng đơn giản và khá an toàn.
Mặc dù có tốc độ cao (tối đa 92,6 km/h) và đầu đạn khá lớn nhưng vì không có hệ thống dẫn đường, nó chỉ có thể tấn công các mục tiêu mặt nước. Ngoài ra động cơ nhiệt của nó cũng tạo ra một vệt nước rõ ràng khiến nó dễ bị lộ và bị đánh chặn đồng thời khi tàu ngầm phóng ngư lôi này do vệt nước của ngư lôi cũng sẽ làm lộ vị trí tàu ngầm.
Cuối thập niên 1950, Trung Quốc quyết định bắt chước loại ngư lôi động cơ nhiệt Type 53 của Liên Xô. Vào lúc đó Trung Quốc chỉ có một mẫu ngư lôi mà không có bản vẽ chi tiết nhưng trong bối cảnh đang căng thẳng với Liên Xô, bản vẽ là không thể có. Cuối cùng họ quyết định tháo tung ngư lôi để nghiên cứu và vẽ lại thiết kế. Trong ảnh là đuôi ngư lôi Yu-1.
Ngư lôi Yu-1 chủ yếu trang bị cho tàu ngầm Type 33 và các tàu phóng lôi cao tốc để tấn công các mục tiêu mặt nước. Ngư lôi này có đường kính 533mm, chiều dài 7,8m với tổng trọng lượng lên đến 2 tấn. Trong ảnh là một tàu phóng lôi cao tốc.
Ngư lôi kiểu Yu-3. Đây là ngư lôi tự chế đầu tiên của Trung Quốc dùng để chống tàu ngầm. Nó sử dụng động cơ điện và hệ thống dẫn đường âm thanh thụ động. Nó được phát triển thành công vào năm 1984 và năm 1988 thử nghiệm thành công ở vùng nước sâu. Sau đó loại ngư lôi này tiếp tục được cải tiến thêm vào năm 1991.
Pháo hạm 37 mm nòng kép type 61. Theo trang haijun360, khẩu pháo này bắt đầu được nghiên cứu năm 1958 và sản xuất năm 1961. Đây là loại pháo phòng không trên hạm phổ biến nhất Hải quân Trung Quốc. Khẩu này là mô phỏng khẩu pháo 37mm B-11 của Liên Xô. Pháo bắn với tốc độ 320 đến 360 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 868 m/giây. Tầm bắn tối đa 8500m, tầm bắn hiệu quả 3500.
Pháo hạm 30mm nòng kép kiểu 69 sao chép mẫu AK-230 của Liên Xô. Theo haijun360, đây là loại pháo tự động hoàn toàn có tốc độ bắn 2000 phát/phút với sơ tốc đầu nòng 1050 m/giây. Tầm bắn có hiệu quả của pháo là 3.334m
Thủy lôi kiểu chạm nổ M-2. Theo trang Hoàn Cầu, toàn bộ thủy lôi nặng 500 kg, bên trong chứa 300 kg thuốc nổ mạnh. Loại thủy lôi này dùng để phong tỏa đường biển và hải cảng, có thể dùng để ngăn cản cả tàu mặt nước và tàu ngầm. Nó có thể triển khai ở độ sâu từ 15 đến 120m, khi nổ, phạm vi phá hoại trong bán kính 10m.
Thủy lôi sâu M-4 kiểu phát nổ không cần chạm. Thiết kế này được hoàn thành vào tháng 11/1973. Loại thủy lôi này được dùng chủ yếu để phong tỏa vùng biển, chống các tàu ngầm và tàu mặt nước cỡ trung bình.