Hiện nay, trên thế giới ngoài Nga sở hữu hai lớp tàu tuần dương, thì Mỹ chỉ có một - đó chính là lớp Ticonderoga. Thế nhưng, dù chỉ có một lớp, tuy nhiên nếu tính về số lượng thì Hải quân Mỹ "ăn đứt" Nga, trở thành quốc gia trang bị nhiều tuần dương hạm nhất thế giới. Tổng cộng có đến 27 chiếc tuần dương hạm Ticonderoga được chế tạo cho Hải quân Mỹ trong giai đoạn từ 1980-1994, hiện có 22 chiếc còn hoạt động, 5 chiếc đã nghỉ hưu.Tuần dương hạm lớp Ticonderoga cũng có lượng giãn nước ít hơn Slava và Kirov, với chỉ 9.800 tấn toàn tải, dài 173m, rộng 16,8m và mớn nước 10,2m. Con tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn tới 340 người.Lớp Ticonderoga cũng không sử dụng động lực hạt nhân như tuần dương hạm Kirov mà dùng động cơ tuốc bin khí LM2500 cùng hai cánh quạt đẩy cho tốc độ tối đa tới 32,5 hải lý/h, tầm hoạt động lên tới 11.000km với tốc độ hành trình 20 hải lý/h.Dù cho kích cỡ bé hơn, nhưng lớp Ticonderoga được trang bị hệ thống radar cảm biến mà các tàu Nga "có nằm mơ cũng không thấy". Đó chính là hệ thống chiến đấu Aegis với siêu radar mạng pha AN/SPY-1A/B có khả năng quyets 360 độ tìm kiếm, phát hiện tự động, theo dõi mọi mục tiêu đường không và đường biển, phát hiện được cả tên lửa đạn đạo liên lục địa.Đặc biệt là hệ thống vũ khí đa năng cùng bệ phóng đặc biệt Mk 41 VLS trên tuần dương hạm lớp Ticonderoga là những thứ mà các tuần dương hạm Nga bị mê hoặc nhất. Ticonderoga có thể nói là có khả năng tác chiến không giới hạn, có thể đánh chặn mọi mục tiêu trên biển, trên không, trên đất liền và cả ngoài khoảng không vũ trụ. Hai lớp tàu Slava và Kirov của Nga đòi hỏi phải trải qua các đợt nâng cấp rất lớn kéo dài nhiều năm mới làm được như vậy.Bệ phóng Mk41 VLS với tổng cộng 122 ống phóng cho phép lớp Ticonderoga mang đến 8 loại tên lửa khác nhau dùng để phòng không, đánh chặn tên lửa đạn đạo, chống ngầm và cả tấn công tiêu diệt mục tiêu mặt đất. Các bệ phóng VLS trên Slava và Kirov chỉ mang được đạn tên lửa S-300FM.Trong ảnh, tuần dương hạm Ticonderoga đang phóng tên lửa đánh chặn SM-3 - mẫu tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo siêu hạng nhất thế giới. Nó có tầm bắn 700km (Block IA/B) đến 2.500km (Block IIA), độ cao bắn chặn từ 500km (Block IA/B) đến 1.500km (Block IIA). Kể cả tên lửa đánh chặn siêu hạng nhất Nga S-400 Triumf sắp trang bị cho tuần dương hạm Kirov cũng không làm được như vậy.Ảnh tên lửa hành trình hải đối đất BGM-109 Tomahawk lừng danh đang được triển khai từ bệ phóng Mk 41 VLS trên tuần dương hạm lớp Ticonderoga.Bệ phóng Mk 41 VLS cũng có thể triển khai tên lửa chống ngầm RUM-139A VL-ASROC đối phó với các tàu ngầm Nga, tầm bắn đến 22km, mang ngư lôi 324mm Mk46.Ngoài vũ khí trong bệ Mk 41 VLS, tuần dương hạm Ticonderoga còn cả kho hệ thống vũ khí gắn ngoài. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon có tầm phóng 124km. Đây được coi là điểm yếu kém nhất trên Ticonderoga so với Slava và Kirov – được trang bị tên lửa diệt hạm siêu âm có tầm phóng 700km P-500 và P-700.Ticonderoga được trang bị đến hai hệ thống pháo hạm tự động Mk45 127mm bố trí trước thượng tầng và ở đuôi tàu.Mk45 127mm đạt tốc độ bắn 16-20 phát/phút, tầm bắn có thể lên tới 37km.Tổ hợp pháo tốc độ cao bắn chặn tầm cực gần trên Ticonderoga là các bệ Phalanx CIWS cỡ 20mm 6 nòng đạt tốc độ bắn tới 4.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,2km.Ngoài tên lửa RUM-139, trên tuần dương hạm còn có hai bệ ngư lôi Mk32 cỡ 324mm được trang bị ngư lôi Mk46 hoặc Mk54.Chưa kể còn có tới hai trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk mà tàu tuần dương có thể chở theo.
Hiện nay, trên thế giới ngoài Nga sở hữu hai lớp tàu tuần dương, thì Mỹ chỉ có một - đó chính là lớp Ticonderoga. Thế nhưng, dù chỉ có một lớp, tuy nhiên nếu tính về số lượng thì Hải quân Mỹ "ăn đứt" Nga, trở thành quốc gia trang bị nhiều tuần dương hạm nhất thế giới. Tổng cộng có đến 27 chiếc tuần dương hạm Ticonderoga được chế tạo cho Hải quân Mỹ trong giai đoạn từ 1980-1994, hiện có 22 chiếc còn hoạt động, 5 chiếc đã nghỉ hưu.
Tuần dương hạm lớp Ticonderoga cũng có lượng giãn nước ít hơn Slava và Kirov, với chỉ 9.800 tấn toàn tải, dài 173m, rộng 16,8m và mớn nước 10,2m. Con tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn tới 340 người.
Lớp Ticonderoga cũng không sử dụng động lực hạt nhân như tuần dương hạm Kirov mà dùng động cơ tuốc bin khí LM2500 cùng hai cánh quạt đẩy cho tốc độ tối đa tới 32,5 hải lý/h, tầm hoạt động lên tới 11.000km với tốc độ hành trình 20 hải lý/h.
Dù cho kích cỡ bé hơn, nhưng lớp Ticonderoga được trang bị hệ thống radar cảm biến mà các tàu Nga "có nằm mơ cũng không thấy". Đó chính là hệ thống chiến đấu Aegis với siêu radar mạng pha AN/SPY-1A/B có khả năng quyets 360 độ tìm kiếm, phát hiện tự động, theo dõi mọi mục tiêu đường không và đường biển, phát hiện được cả tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Đặc biệt là hệ thống vũ khí đa năng cùng bệ phóng đặc biệt Mk 41 VLS trên tuần dương hạm lớp Ticonderoga là những thứ mà các tuần dương hạm Nga bị mê hoặc nhất. Ticonderoga có thể nói là có khả năng tác chiến không giới hạn, có thể đánh chặn mọi mục tiêu trên biển, trên không, trên đất liền và cả ngoài khoảng không vũ trụ. Hai lớp tàu Slava và Kirov của Nga đòi hỏi phải trải qua các đợt nâng cấp rất lớn kéo dài nhiều năm mới làm được như vậy.
Bệ phóng Mk41 VLS với tổng cộng 122 ống phóng cho phép lớp Ticonderoga mang đến 8 loại tên lửa khác nhau dùng để phòng không, đánh chặn tên lửa đạn đạo, chống ngầm và cả tấn công tiêu diệt mục tiêu mặt đất. Các bệ phóng VLS trên Slava và Kirov chỉ mang được đạn tên lửa S-300FM.
Trong ảnh, tuần dương hạm Ticonderoga đang phóng tên lửa đánh chặn SM-3 - mẫu tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo siêu hạng nhất thế giới. Nó có tầm bắn 700km (Block IA/B) đến 2.500km (Block IIA), độ cao bắn chặn từ 500km (Block IA/B) đến 1.500km (Block IIA). Kể cả tên lửa đánh chặn siêu hạng nhất Nga S-400 Triumf sắp trang bị cho tuần dương hạm Kirov cũng không làm được như vậy.
Ảnh tên lửa hành trình hải đối đất BGM-109 Tomahawk lừng danh đang được triển khai từ bệ phóng Mk 41 VLS trên tuần dương hạm lớp Ticonderoga.
Bệ phóng Mk 41 VLS cũng có thể triển khai tên lửa chống ngầm RUM-139A VL-ASROC đối phó với các tàu ngầm Nga, tầm bắn đến 22km, mang ngư lôi 324mm Mk46.
Ngoài vũ khí trong bệ Mk 41 VLS, tuần dương hạm Ticonderoga còn cả kho hệ thống vũ khí gắn ngoài. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon có tầm phóng 124km. Đây được coi là điểm yếu kém nhất trên Ticonderoga so với Slava và Kirov – được trang bị tên lửa diệt hạm siêu âm có tầm phóng 700km P-500 và P-700.
Ticonderoga được trang bị đến hai hệ thống pháo hạm tự động Mk45 127mm bố trí trước thượng tầng và ở đuôi tàu.
Mk45 127mm đạt tốc độ bắn 16-20 phát/phút, tầm bắn có thể lên tới 37km.
Tổ hợp pháo tốc độ cao bắn chặn tầm cực gần trên Ticonderoga là các bệ Phalanx CIWS cỡ 20mm 6 nòng đạt tốc độ bắn tới 4.500 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2,2km.
Ngoài tên lửa RUM-139, trên tuần dương hạm còn có hai bệ ngư lôi Mk32 cỡ 324mm được trang bị ngư lôi Mk46 hoặc Mk54.
Chưa kể còn có tới hai trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk mà tàu tuần dương có thể chở theo.