Trong cuộc triển lãm hàng không nội địa mới khai mạc vào ngày hôm quan, Không quân Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ J-11BS bay biểu diễn trước đông đảo khách thăm quan. Trong ảnh, khách thăm quan được đứng rất gần đường băng nơi chiếc J-11BS lăn bánh cất cánh.J-11BS là biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi của J-11B – sao chép công nghệ máy bay Su-27 huyền thoại của Nga.Tuy được xem là thiết kế sao chép, nhưng chiến đấn cơ J-11B được các chuyên gia đánh giá là khác nhiều so với mẫu gốc. Cụ thể, nó có nét tương đồng về khung thân nhưng trang bị công nghệ điện tử cảm biến của Trung Quốc.Điển hình, trên J-11B thay thế động cơ AL-31F bằng loại Thái hành WS-10A của Trung Quốc. Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống radar điều khiển hỏa lực, tổ hợp trinh sát quang điện, radar cảnh báo sớm đều được nội địa hóa. Thậm chí, có nguồn tin cho rằng, J-11B đã được nâng cấp với công nghệ radar mạng pha chủ động.Mẫu máy bay huấn luyện có khả năng chiến đấu J-11BS được công khai lần đầu tại một buổi lễ ở Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân năm 2007.Các nguồn tin cho rằng, tính đến năm 2012, khoảng 120 chiếc J-11B và J-11BS đã được đưa vào phục vụ.Với động cơ Thái Hành WS-10A, J-11BS có thể đạt tốc độ bay tối đa 2.500km/h, tầm bay 3.500km, tốc độ leo cao 300m/s.Ảnh chiến đấu cơ J-11BS thực hiện bài bay nhào lộn trên không.Thiết kế của J-11BS có vẻ như là bắt chước mẫu Su-27UBK của Nga cũng được xuất khẩu cho Trung Quốc. Đó là biến thể 2 chỗ ngồi của Su-27SK dành cho huấn luyện.Không chỉ bắt chước công nghệ máy bay, các chuyên gia còn cho rằng, Trung Quốc bắt chước phát triển các dòng máy bay mới với J-11, như cách Nga làm với Su-27. Theo đó, trên cơ sở J-11B Trung Quốc đã phát triển tiêm kích hạm J-15.Còn với J-11BS, Trung Quốc phát triển lên thành mẫu J-16 – một chiếc máy bay giống hệt mẫu Su-30MKK/MK2 của Nga. Lưu ý rằng, Su-30MK cũng được Nga phát triển trên cơ sở loại Su-27UB.
Trong cuộc triển lãm hàng không nội địa mới khai mạc vào ngày hôm quan, Không quân Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ J-11BS bay biểu diễn trước đông đảo khách thăm quan. Trong ảnh, khách thăm quan được đứng rất gần đường băng nơi chiếc J-11BS lăn bánh cất cánh.
J-11BS là biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi của J-11B – sao chép công nghệ máy bay Su-27 huyền thoại của Nga.
Tuy được xem là thiết kế sao chép, nhưng chiến đấn cơ J-11B được các chuyên gia đánh giá là khác nhiều so với mẫu gốc. Cụ thể, nó có nét tương đồng về khung thân nhưng trang bị công nghệ điện tử cảm biến của Trung Quốc.
Điển hình, trên J-11B thay thế động cơ AL-31F bằng loại Thái hành WS-10A của Trung Quốc. Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống radar điều khiển hỏa lực, tổ hợp trinh sát quang điện, radar cảnh báo sớm đều được nội địa hóa. Thậm chí, có nguồn tin cho rằng, J-11B đã được nâng cấp với công nghệ radar mạng pha chủ động.
Mẫu máy bay huấn luyện có khả năng chiến đấu J-11BS được công khai lần đầu tại một buổi lễ ở Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân năm 2007.
Các nguồn tin cho rằng, tính đến năm 2012, khoảng 120 chiếc J-11B và J-11BS đã được đưa vào phục vụ.
Với động cơ Thái Hành WS-10A, J-11BS có thể đạt tốc độ bay tối đa 2.500km/h, tầm bay 3.500km, tốc độ leo cao 300m/s.
Ảnh chiến đấu cơ J-11BS thực hiện bài bay nhào lộn trên không.
Thiết kế của J-11BS có vẻ như là bắt chước mẫu Su-27UBK của Nga cũng được xuất khẩu cho Trung Quốc. Đó là biến thể 2 chỗ ngồi của Su-27SK dành cho huấn luyện.
Không chỉ bắt chước công nghệ máy bay, các chuyên gia còn cho rằng, Trung Quốc bắt chước phát triển các dòng máy bay mới với J-11, như cách Nga làm với Su-27. Theo đó, trên cơ sở J-11B Trung Quốc đã phát triển tiêm kích hạm J-15.
Còn với J-11BS, Trung Quốc phát triển lên thành mẫu J-16 – một chiếc máy bay giống hệt mẫu Su-30MKK/MK2 của Nga. Lưu ý rằng, Su-30MK cũng được Nga phát triển trên cơ sở loại Su-27UB.