Trong ảnh là gian hàng trưng bày sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) tại Triển lãm Hàng không Paris 2013. Năm nay, AVIC đưa tới triển lãm một số thiết kế máy bay chiến đấu phản lực, máy bay huấn luyện, máy bay vận tải, UAV chiến đấu… Trong ảnh là trực thăng AC312 thiết kế làm nhiệm vụ vận tải (người và hàng hóa), tuần tra biển, tìm kiếm cứu nạn, trinh sát… AC312 trang bị động cơ tuốc bin trục Turbomeca Arriel 2C của Pháp. Mô hình máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực tiên tiến L-15. Đây là một trong những thiết kế máy bay huấn luyện mới nhất Trung Quốc nhưng kể từ khi ra đời tới này nó vẫn chưa có nhiều đơn đặt hàng từ chính không quân trong nước và kể cả từ bên ngoài. L-15 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực AI-222K-25F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.200km/h, trần bay tới 16.000m, tầm bay 2.600km. Tuy thiết kế cho vai trò huấn luyện nhưng L-15 có thể đảm nhiệm nhiệm vụ chiến đấu khi cần. Mô hình buồng lái máy bay chở khách dân dụng do các công ty thành viên AVIC thiết kế. Mô hình máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực FC-1B do công ty thành viên AVIC thiết kế. FC-1B là biến thể huấn luyện được chế tạo dựa trên loại tiêm kích đa năng JF-17/FC-1 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất. Nhìn chung, máy bay vẫn mang đặc điểm giống với JF-17/FC-1, ngoại trừ việc nó trang bị 2 chỗ ngồi (phi công học viên và thầy giáo).Ngoại trừ mô hình FC-1B, dường như mẫu thực tế của loại máy bay này vẫn chưa được chế tạo. Dẫu sao, có thể nó sẽ xuất hiện trong thời gian tới, vì Trung Quốc vốn dĩ có “truyền thống” để lộ mô hình trước và tiếp đó là sự xuất hiện của mẫu thực tế. Buồng lái 2 chỗ ngồi của chiếc FC-1B.Mô hình máy bay chở khách MA700 của AVIC.Trung Quốc đưa tới triển lãm mô hình máy bay không người lái trinh sát/chiến đấu Pterodactyl I có kiểu dáng khá giống loại Predator của Mỹ. Máy bay thiết kế với khả năng trinh sát và chiến đấu. Mô hình máy bay vận tải quân sự tầm trung Y-8C. Mô hình máy bay vận tải hạng nhẹ Y-12F.
Trong ảnh là gian hàng trưng bày sản phẩm của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) tại Triển lãm Hàng không Paris 2013. Năm nay, AVIC đưa tới triển lãm một số thiết kế máy bay chiến đấu phản lực, máy bay huấn luyện, máy bay vận tải, UAV chiến đấu…
Trong ảnh là trực thăng AC312 thiết kế làm nhiệm vụ vận tải (người và hàng hóa), tuần tra biển, tìm kiếm cứu nạn, trinh sát… AC312 trang bị động cơ tuốc bin trục Turbomeca Arriel 2C của Pháp.
Mô hình máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực tiên tiến L-15. Đây là một trong những thiết kế máy bay huấn luyện mới nhất Trung Quốc nhưng kể từ khi ra đời tới này nó vẫn chưa có nhiều đơn đặt hàng từ chính không quân trong nước và kể cả từ bên ngoài.
L-15 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực AI-222K-25F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.200km/h, trần bay tới 16.000m, tầm bay 2.600km. Tuy thiết kế cho vai trò huấn luyện nhưng L-15 có thể đảm nhiệm nhiệm vụ chiến đấu khi cần.
Mô hình buồng lái máy bay chở khách dân dụng do các công ty thành viên AVIC thiết kế.
Mô hình máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực FC-1B do công ty thành viên AVIC thiết kế.
FC-1B là biến thể huấn luyện được chế tạo dựa trên loại tiêm kích đa năng JF-17/FC-1 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất.
Nhìn chung, máy bay vẫn mang đặc điểm giống với JF-17/FC-1, ngoại trừ việc nó trang bị 2 chỗ ngồi (phi công học viên và thầy giáo).
Ngoại trừ mô hình FC-1B, dường như mẫu thực tế của loại máy bay này vẫn chưa được chế tạo. Dẫu sao, có thể nó sẽ xuất hiện trong thời gian tới, vì Trung Quốc vốn dĩ có “truyền thống” để lộ mô hình trước và tiếp đó là sự xuất hiện của mẫu thực tế.
Buồng lái 2 chỗ ngồi của chiếc FC-1B.
Mô hình máy bay chở khách MA700 của AVIC.
Trung Quốc đưa tới triển lãm mô hình máy bay không người lái trinh sát/chiến đấu Pterodactyl I có kiểu dáng khá giống loại Predator của Mỹ. Máy bay thiết kế với khả năng trinh sát và chiến đấu.
Mô hình máy bay vận tải quân sự tầm trung Y-8C.
Mô hình máy bay vận tải hạng nhẹ Y-12F.