Trên Radio Sputnik, nhà bình luận quân sự Nga Viktor Baranez tiết lộ thông tin gây sốc về tính năng xe tăng T-84 Oplot – mẫu tăng được coi là hiện đại nhất do Ukraine tự sản xuất, đang được quảng bá mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu.…“Hơn nữa, các quốc gia mà trước đây đã ký một hợp đồng, ví dụ như trường hợp xe tăng T-84 đang được Ukraine quảng cáo rộng rãi – đã từ chối mua sắm thêm. Các đặc tính hiệu suất ghi của xe tăng không tương ứng với thực tế”, ông Baranez cho biết. Hiểu đơn giản các xe tăng T-84 mà Ukraine chế tạo không đạt được đúng tính năng mà họ quảng cáo với đối tác.Tuy là bình luận từ phía các chuyên gia Nga, nhưng động thái bất ngờ của Thái Lan về việc muốn dừng hợp đồng mua 49 chiếc T-84 Oplot hay sau đó là ký hợp đồng mua xe tăng VT-4 với Trung Quốc có thể cho thấy bằng chứng chứng minh rõ nét độ xác thực của thông tin này. Có vẻ như, các xe tăng T-84 Oplot xuất khẩu cho Thái Lan không đạt được tính năng mà Ukraine quảng cáo.Năm 2011, Thái Lan đã ký hợp đồng mua 49 chiếc xe tăng T-84 Oplot-T của Ukraine với tổng giá trị ước tính 200 triệu USD. Các nguồn tin khi đó cho biết, sau hợp đồng đầu tiên, Thái Lan có thể ký mua thêm 200 chiếc nữa. Nhưng tới nay, việc bàn giao T-84 Oplot-T vẫn chưa được thực hiện xong, mới chỉ có 25 chiếc được bàn giao tính tới thời điểm hiện tại. Và người Thái cũng chẳng đả động gì tới việc ký mua 200 chiếc nữa hay không. Dường như vấn đề không chỉ nằm ở tiến độ giao hàng chậm chạp mà nằm ở cả chất lượng xe tăng. Chính vì thế, năm nay họ đã quyết định mua 28 chiếc VT-4 của Trung Quốc, tùy chọn đặt hàng 150 chiếc nữa.Có một thực tế là T-84 Oplot chỉ là phiên bản cải tiến cao hơn trên cơ sở dòng xe tăng chủ lực T-80 do Liên Xô sản xuất. Nó được thiết kế năm 1993-1994 bởi Cục thiết kế Kharkiv Morozov (KMDB), được sản xuất từ 1994 nhưng số lượng chưa tới 100 chiếc. Ngay cả Lục quân Ukraine cũng chỉ mua 10 chiếc và sau đó là thương vụ 49 chiếc của Thái Lan, đến nay vẫn chưa xong. Không một quốc gia nào khác muốn mua chiếc xe tăng này.T-84 Oplot có trọng lượng khoảng 51 tấn, dài 7,07m, rộng 3,4m, cao 2,8m, kíp lái 3 người (pháo thủ, lái xe và trưởng xe).Nó được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp như dòng tăng T-72 nâng cấp và T-90 của Nga gồm giáp phức hợp bị động, giáp phản ứng nổ Nozh-2, hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon hoặc hệ thống gẫy nhiễu quang học Varta. Trong đó, giáp ERA Nozh-2 được quảng cáo là chống được các loại đạn xuyên giáp APFSDS, chống được đạn tên lửa chống tăng dùng đầu nổ tandem, đạn nổ phá HESH, HEP, đạn nổ mạnh chống tăng HEAT.Mặc dù mang cái tên hiệu khác, nhưng khó mà có thể phủ nhận sự giống nhau kỳ lạ thành phần hệ thống gây nhiễu quang học Varta của Oplot với Shtora-1 trên T-90 của Nga. Varta được biết tới hệ thống gây nhiễu tín hiệu dẫn đường cho tên lửa chống tăng của đối phương hướng vào T-84 Oplot. Điều kỳ lạ là hai đèn hồng ngoại trên T-84 bố trí mặt trước tháp pháo giống hệt loại đèn trên Shtora-1.Cận cảnh đèn hồng ngoại của hệ thống Varta.Oplot được quảng cáo là sở hữu hệ thống điều khiển hỏa lực cực kỳ hiện đại gồm: máy tính đường đạn LIO-v; hệ thống ổn định vũ khí; hệ thống ngắm toàn cảnh trưởng xe PNK-6; hệ thống ngắm ảnh nhiệt PTT-2...Về hỏa lực, T-84 Oplot trang bị pháo nòng trơn KBA-3 125mm - có lẽ là tên gọi khác của Ukraine nhằm làm khác đi các tên 2A46M huyền thoại pháo tăng Liên Xô và Nga.Khẩu pháo này có thể bắn đạn xuyên giáp APFSDS, đạn nổ chống tăng HEAT và tên lửa chống tăng tầm 5.000m. Nhìn chung, tính năng hỏa lực và phòng thủ của T-84 Oplot giống nhiều T-72/90 của Nga đang đắt hàng trên thế giới. Chúng không có nhiều nét vượt trội đáng kể so với nguyên bản, có chăng là sự thay đổi cách gọi tên.Sự khác biệt và nổi bật nhất trên T-84 Oplot so với dòng T-72/90 là trang bị động cơ làm mát bằng nước 6TD-2E công suất 1.200 mã lực hoặc động cơ cực khỏe 6TD-3 công suất 1.500 mã lực cho tốc độ tăng lên tới 70km/h, tầm hoạt động 500km. Trong khi các xe tăng T-72/90 chỉ được trang bị động cơ trên dưới 1.000 mã lực.
Trên Radio Sputnik, nhà bình luận quân sự Nga Viktor Baranez tiết lộ thông tin gây sốc về tính năng xe tăng T-84 Oplot – mẫu tăng được coi là hiện đại nhất do Ukraine tự sản xuất, đang được quảng bá mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu.
…“Hơn nữa, các quốc gia mà trước đây đã ký một hợp đồng, ví dụ như trường hợp xe tăng T-84 đang được Ukraine quảng cáo rộng rãi – đã từ chối mua sắm thêm. Các đặc tính hiệu suất ghi của xe tăng không tương ứng với thực tế”, ông Baranez cho biết. Hiểu đơn giản các xe tăng T-84 mà Ukraine chế tạo không đạt được đúng tính năng mà họ quảng cáo với đối tác.
Tuy là bình luận từ phía các chuyên gia Nga, nhưng động thái bất ngờ của Thái Lan về việc muốn dừng hợp đồng mua 49 chiếc T-84 Oplot hay sau đó là ký hợp đồng mua xe tăng VT-4 với Trung Quốc có thể cho thấy bằng chứng chứng minh rõ nét độ xác thực của thông tin này. Có vẻ như, các xe tăng T-84 Oplot xuất khẩu cho Thái Lan không đạt được tính năng mà Ukraine quảng cáo.
Năm 2011, Thái Lan đã ký hợp đồng mua 49 chiếc xe tăng T-84 Oplot-T của Ukraine với tổng giá trị ước tính 200 triệu USD. Các nguồn tin khi đó cho biết, sau hợp đồng đầu tiên, Thái Lan có thể ký mua thêm 200 chiếc nữa. Nhưng tới nay, việc bàn giao T-84 Oplot-T vẫn chưa được thực hiện xong, mới chỉ có 25 chiếc được bàn giao tính tới thời điểm hiện tại. Và người Thái cũng chẳng đả động gì tới việc ký mua 200 chiếc nữa hay không. Dường như vấn đề không chỉ nằm ở tiến độ giao hàng chậm chạp mà nằm ở cả chất lượng xe tăng. Chính vì thế, năm nay họ đã quyết định mua 28 chiếc VT-4 của Trung Quốc, tùy chọn đặt hàng 150 chiếc nữa.
Có một thực tế là T-84 Oplot chỉ là phiên bản cải tiến cao hơn trên cơ sở dòng xe tăng chủ lực T-80 do Liên Xô sản xuất. Nó được thiết kế năm 1993-1994 bởi Cục thiết kế Kharkiv Morozov (KMDB), được sản xuất từ 1994 nhưng số lượng chưa tới 100 chiếc. Ngay cả Lục quân Ukraine cũng chỉ mua 10 chiếc và sau đó là thương vụ 49 chiếc của Thái Lan, đến nay vẫn chưa xong. Không một quốc gia nào khác muốn mua chiếc xe tăng này.
T-84 Oplot có trọng lượng khoảng 51 tấn, dài 7,07m, rộng 3,4m, cao 2,8m, kíp lái 3 người (pháo thủ, lái xe và trưởng xe).
Nó được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp như dòng tăng T-72 nâng cấp và T-90 của Nga gồm giáp phức hợp bị động, giáp phản ứng nổ Nozh-2, hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon hoặc hệ thống gẫy nhiễu quang học Varta. Trong đó, giáp ERA Nozh-2 được quảng cáo là chống được các loại đạn xuyên giáp APFSDS, chống được đạn tên lửa chống tăng dùng đầu nổ tandem, đạn nổ phá HESH, HEP, đạn nổ mạnh chống tăng HEAT.
Mặc dù mang cái tên hiệu khác, nhưng khó mà có thể phủ nhận sự giống nhau kỳ lạ thành phần hệ thống gây nhiễu quang học Varta của Oplot với Shtora-1 trên T-90 của Nga. Varta được biết tới hệ thống gây nhiễu tín hiệu dẫn đường cho tên lửa chống tăng của đối phương hướng vào T-84 Oplot. Điều kỳ lạ là hai đèn hồng ngoại trên T-84 bố trí mặt trước tháp pháo giống hệt loại đèn trên Shtora-1.
Cận cảnh đèn hồng ngoại của hệ thống Varta.
Oplot được quảng cáo là sở hữu hệ thống điều khiển hỏa lực cực kỳ hiện đại gồm: máy tính đường đạn LIO-v; hệ thống ổn định vũ khí; hệ thống ngắm toàn cảnh trưởng xe PNK-6; hệ thống ngắm ảnh nhiệt PTT-2...
Về hỏa lực, T-84 Oplot trang bị pháo nòng trơn KBA-3 125mm - có lẽ là tên gọi khác của Ukraine nhằm làm khác đi các tên 2A46M huyền thoại pháo tăng Liên Xô và Nga.
Khẩu pháo này có thể bắn đạn xuyên giáp APFSDS, đạn nổ chống tăng HEAT và tên lửa chống tăng tầm 5.000m. Nhìn chung, tính năng hỏa lực và phòng thủ của T-84 Oplot giống nhiều T-72/90 của Nga đang đắt hàng trên thế giới. Chúng không có nhiều nét vượt trội đáng kể so với nguyên bản, có chăng là sự thay đổi cách gọi tên.
Sự khác biệt và nổi bật nhất trên T-84 Oplot so với dòng T-72/90 là trang bị động cơ làm mát bằng nước 6TD-2E công suất 1.200 mã lực hoặc động cơ cực khỏe 6TD-3 công suất 1.500 mã lực cho tốc độ tăng lên tới 70km/h, tầm hoạt động 500km. Trong khi các xe tăng T-72/90 chỉ được trang bị động cơ trên dưới 1.000 mã lực.