Sau hợp đồng ban đầu mua 50 chiếc xe tăng bánh lốp Badak (Rhino), có một số nguồn tin cho biết là Quân đội Indonesia đang muốn mua thêm. Đáng chú ý, Badak là sản phẩm quốc phòng nội địa do tập đoàn PT Pindad tự phát triển, tất nhiên có sử dụng một số thành phần công nghệ nước ngoài.Mặc dù được Indonesia phân loại là "xe hỗ trợ hỏa lực" (FSV), tuy nhiên Badak hội đủ yếu cầu để được xem là xe tăng bánh lốp (thường theo cách gọi của Nga) với tháp pháo trang bị pháo cỡ nòng lớn, tháp có thể quay 360 độ, kết cấu như một xe tăng, chỉ khác nó được đặt trên khung gầm xe bọc thép bánh lốp. Nguồn ảnh: NetnewXe tăng bánh lốp Badak được PT Pindad giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm quốc phòng Indo năm 2014. Nó thực hiện bài bắn thử pháo 90mm lần đầu tiên tại thao trường bộ binh ngày 10-12/12/2015. Nguồn ảnh: ArmyrecognitionBadak được phát triển và sản xuất với sự hợp tác giữa PT Pindad và CMI Defence (Cộng hòa Pháp). Trong đó, PT Pindad tự chủ phần lớn việc chế tạo khung thân Badak trong khi CMI cung cấp vũ khí và hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: Defence-blogXe tăng bánh lốp Badak dài chừng 6m, rộng 2,5m và cao 2,9m, được phát triển cải tiến trên khung gầm cơ sở xe bọc thép chở quân bánh lốp Anoa do Pindad sản xuất. Bố trí bên trong gồm động cơ nằm phía trước, lệch về bên trái, khoang lái xe nằm trước lệch về phải, tiếp đó tới tháp pháo. Nguồn ảnh: Defence-blogTiêu chuẩn chống đạn của Badak cơ bản tương tự Anoa với chuẩn bảo vệ STANAG 4569 Level 3 chống được đạn 7,62-12,7mm toàn thân, chống chịu được sức nổ 8kg mìn chống tăng...Việc vận hành xe tăng chỉ cần 3 người, họ được trang bị thiết bị liên lạc nội bộ, hệ thống điều hòa nhiệt độ… Nguồn ảnh: PindadVề mặt hỏa lực, xe tăng Badak trang bị tháp pháo 2 người lái trọng lượng nhẹ Cockerill CSE 90LP lắp pháo chính áp lực thấp cỡ 90mm và đại liên 7,62mm đồng trục cùng một khẩu khác trên nóc xe. Pháo chính có thể bắn nhiều loại đạn gồm đạn xuyên giáp mạnh nhất APFSDS-T, đạn nổ mạnh chống tăng HEAT và đạn nổ nén HEST. Nguồn ảnh: Defence-blogPháo 90mm có thể đạt tầm bắn xa đến 6km với góc nâng 30 độ. Pháo được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số tiên tiến cho khả năng bắn chính xác ngay loạt đạn đầu. Trong tháp pháo tích hợp hệ thống kính ngắm pháo thủ ban ngày-đêm, laser đo xa và máy tính đường đạn. Nhìn chung, hỏa lực của Badak khá tốt, có thể phá hủy các xe tăng hạng nhẹ, xe tăng chủ lực hệ cũ, xe bọc thép và công phá các công sự kiên cố.Nguồn ảnh: Defence-blogXe tăng được trang bị động cơ diesel 340 mã lực kết hợp hộp số tự động 6 số tiến-lùi cho khả năng cơ động khá tốt, có thể bắn trong khi hành tiến. Xe đạt tốc độ tối đa đến 90km/h, tầm hoạt động 600km. Nguồn ảnh: Defence-blog
Sau hợp đồng ban đầu mua 50 chiếc xe tăng bánh lốp Badak (Rhino), có một số nguồn tin cho biết là Quân đội Indonesia đang muốn mua thêm. Đáng chú ý, Badak là sản phẩm quốc phòng nội địa do tập đoàn PT Pindad tự phát triển, tất nhiên có sử dụng một số thành phần công nghệ nước ngoài.
Mặc dù được Indonesia phân loại là "xe hỗ trợ hỏa lực" (FSV), tuy nhiên Badak hội đủ yếu cầu để được xem là xe tăng bánh lốp (thường theo cách gọi của Nga) với tháp pháo trang bị pháo cỡ nòng lớn, tháp có thể quay 360 độ, kết cấu như một xe tăng, chỉ khác nó được đặt trên khung gầm xe bọc thép bánh lốp. Nguồn ảnh: Netnew
Xe tăng bánh lốp Badak được PT Pindad giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm quốc phòng Indo năm 2014. Nó thực hiện bài bắn thử pháo 90mm lần đầu tiên tại thao trường bộ binh ngày 10-12/12/2015. Nguồn ảnh: Armyrecognition
Badak được phát triển và sản xuất với sự hợp tác giữa PT Pindad và CMI Defence (Cộng hòa Pháp). Trong đó, PT Pindad tự chủ phần lớn việc chế tạo khung thân Badak trong khi CMI cung cấp vũ khí và hệ thống điều khiển hỏa lực. Nguồn ảnh: Defence-blog
Xe tăng bánh lốp Badak dài chừng 6m, rộng 2,5m và cao 2,9m, được phát triển cải tiến trên khung gầm cơ sở xe bọc thép chở quân bánh lốp Anoa do Pindad sản xuất. Bố trí bên trong gồm động cơ nằm phía trước, lệch về bên trái, khoang lái xe nằm trước lệch về phải, tiếp đó tới tháp pháo. Nguồn ảnh: Defence-blog
Tiêu chuẩn chống đạn của Badak cơ bản tương tự Anoa với chuẩn bảo vệ STANAG 4569 Level 3 chống được đạn 7,62-12,7mm toàn thân, chống chịu được sức nổ 8kg mìn chống tăng...Việc vận hành xe tăng chỉ cần 3 người, họ được trang bị thiết bị liên lạc nội bộ, hệ thống điều hòa nhiệt độ… Nguồn ảnh: Pindad
Về mặt hỏa lực, xe tăng Badak trang bị tháp pháo 2 người lái trọng lượng nhẹ Cockerill CSE 90LP lắp pháo chính áp lực thấp cỡ 90mm và đại liên 7,62mm đồng trục cùng một khẩu khác trên nóc xe. Pháo chính có thể bắn nhiều loại đạn gồm đạn xuyên giáp mạnh nhất APFSDS-T, đạn nổ mạnh chống tăng HEAT và đạn nổ nén HEST. Nguồn ảnh: Defence-blog
Pháo 90mm có thể đạt tầm bắn xa đến 6km với góc nâng 30 độ. Pháo được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số tiên tiến cho khả năng bắn chính xác ngay loạt đạn đầu. Trong tháp pháo tích hợp hệ thống kính ngắm pháo thủ ban ngày-đêm, laser đo xa và máy tính đường đạn. Nhìn chung, hỏa lực của Badak khá tốt, có thể phá hủy các xe tăng hạng nhẹ, xe tăng chủ lực hệ cũ, xe bọc thép và công phá các công sự kiên cố.Nguồn ảnh: Defence-blog
Xe tăng được trang bị động cơ diesel 340 mã lực kết hợp hộp số tự động 6 số tiến-lùi cho khả năng cơ động khá tốt, có thể bắn trong khi hành tiến. Xe đạt tốc độ tối đa đến 90km/h, tầm hoạt động 600km. Nguồn ảnh: Defence-blog