Gần đây, chính quyền Ukraine đã cho phép người dân được vào thăm quan đài radar cảnh báo sớm vượt đường chân trời có “1-0-2” trên thế giới được xây dựng dưới thời Liên Xô. Đài radar này được gọi là Chernobyl-2 hoặc đơn giản là “Duga” xây dựng ngay tại “vùng đất chết” Chernobyl.
Những năm 1970, nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ và phương Tây, các nhà khoa học Liên Xô đã phát triển hệ thống radar đồ sộ chưa từng thấy.
Để phục vụ hoạt động cho nó cần tới đơn vị quân đội 1.000 người. Cùng với gia đình con cái của họ thậm chí đã tạo thành thành phố nhỏ và chỉ với một con đường duy nhất mang tên Kurchatov.
Hệ thống radar vượt đường chân trời Duga (hay gọi là Chernobyl-2) được xây dựng theo nguyên tắc anten mạng pha.
Hiện nay, rất khó để xác định kích thước chính xác của anten này. Theo một số nguồn tin thì anten băng tần thấp có chiều cao 135-150m, dài 300-500m còn anten băng tần cao dài 250m, cao 100m.
Cận cảnh các anten được gắn trên giàn thép to lớn, đồ sộ.
Thời điểm Duga xuất hiện, không có một loại radar nào sử dụng công nghệ tương tự trên thế giới.
Chiều cao của Duga có thể so sánh với tòa nhà cao 10 tầng.
Cấu trúc sắt thép này thực sự rất ấn tượng. Theo một số nguồn tin, người ta mất khoảng 7 tỷ rúp Liên Xô để xây dựng nên nó.
Việc lên giàn anten có thể dùng cầu thang bộ hoặc thang máy.
Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, trạm radar này đã được so tán và bỏ hoang tới tận ngày nay, phần lớn các thiết bị có giá trị được vận chuyển tới Komsomolsk-on-Amur ở Nga năm 1987. Hiện đã có kế hoạch phá hủy nó, nhưng người ta lo ngại rằng việc dỡ bỏ không cẩn thận có thể khiến cấu trúc sập và gây ra "trận động đất" thậm chí là gây hư hại tới lớp vỏ bọc lò phản ứng hạt nhân ở Chernobyl.
Gần đây, chính quyền Ukraine đã cho phép người dân được vào thăm quan đài radar cảnh báo sớm vượt đường chân trời có “1-0-2” trên thế giới được xây dựng dưới thời Liên Xô. Đài radar này được gọi là Chernobyl-2 hoặc đơn giản là “Duga” xây dựng ngay tại “vùng đất chết” Chernobyl.
Những năm 1970, nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ và phương Tây, các nhà khoa học Liên Xô đã phát triển hệ thống radar đồ sộ chưa từng thấy.
Để phục vụ hoạt động cho nó cần tới đơn vị quân đội 1.000 người. Cùng với gia đình con cái của họ thậm chí đã tạo thành thành phố nhỏ và chỉ với một con đường duy nhất mang tên Kurchatov.
Hệ thống radar vượt đường chân trời Duga (hay gọi là Chernobyl-2) được xây dựng theo nguyên tắc anten mạng pha.
Hiện nay, rất khó để xác định kích thước chính xác của anten này. Theo một số nguồn tin thì anten băng tần thấp có chiều cao 135-150m, dài 300-500m còn anten băng tần cao dài 250m, cao 100m.
Cận cảnh các anten được gắn trên giàn thép to lớn, đồ sộ.
Thời điểm Duga xuất hiện, không có một loại radar nào sử dụng công nghệ tương tự trên thế giới.
Chiều cao của Duga có thể so sánh với tòa nhà cao 10 tầng.
Cấu trúc sắt thép này thực sự rất ấn tượng. Theo một số nguồn tin, người ta mất khoảng 7 tỷ rúp Liên Xô để xây dựng nên nó.
Việc lên giàn anten có thể dùng cầu thang bộ hoặc thang máy.
Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, trạm radar này đã được so tán và bỏ hoang tới tận ngày nay, phần lớn các thiết bị có giá trị được vận chuyển tới Komsomolsk-on-Amur ở Nga năm 1987. Hiện đã có kế hoạch phá hủy nó, nhưng người ta lo ngại rằng việc dỡ bỏ không cẩn thận có thể khiến cấu trúc sập và gây ra "trận động đất" thậm chí là gây hư hại tới lớp vỏ bọc lò phản ứng hạt nhân ở Chernobyl.