Nhà máy hàng không Ulan-Ude (Nga) là doanh nghiệp duy nhất của Nga đang thực hiện việc sản xuất cả máy bay cánh bằng và trực thăng. Trong lịch sử 75 năm của mình, nơi đay đã xuất xưởng hơn 9.000 máy bay các loại. Ngày nay, sản phẩm của Ulan-Ude đang được sử dụng ở hơn 40 quốc gia trên thế giới trải khắp châu Âu, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, châu Đại Dương...).
Nhà máy bắt đầu hoạt động đầu tiên vào tháng 7/1939 khi thực hiện sửa chữa máy bay chiến đấu I-16 và oanh tạc cơ SB. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhà máy thực hiện chế tạo cánh và đuôi máy bay Pe-2 và từ năm 1943 bắt đầu chế tạo tiêm kích La-5, sau đó là La-7 và La-9.
Sau chiến tranh, nhà máy chuyển sang chế tạo máy bay huấn luyện phản lực, như MiG-15UTI. Từ năm 1956, Ulan-Ude có bước ngoặt mới bắt đầu sản xuất máy bay trực thăng gồm: trực thăng piston đồng trục Ka-15, sau là Ka-18; giai đoạn 1965-1975 là trực thăng hải quân Ka-25.
Đầu những năm 1960, nhà máy lại thực hiện việc chế tạo máy bay trinh sát tầng cao Yak-25RV, cũng như tên lửa hành trình phóng từ mặt đất P-5D và tàu ngầm S-5. Cùng thời gian đó, nhà máy cũng chế tạo máy bay chở khách đầu tiên, An-24 (trong ảnh).
Từ những năm 1970, nhà máy đảm nhiệm việc chế tạo máy bay cường kích MiG-27M, tới những năm 1980 là máy bay huấn luyện cường kích Su-25UB và Su-25UTG.
Hiện nay, ở Ulan-Ude chủ yếu sản xuất các biến thể của dòng trực thăng Mi-8/17 như Mi-8AMT, Mi-171, Mi-8AMTSh, Mi-171Sh.
Trong ảnh là Giám đốc nhà máy Ulan-Ude Leonid Belykh đang kiểm tra các linh kiện.
Trong ảnh là các bộ giảm rung chấn trên trực thăng. Nhà máy hiện nay đảm bảo chu trình sản xuất 100% từ chế tạo vật liệu, thử nghiệm máy bay tới bảo dưỡng kĩ thuật, đào tạo nhân sự.
Khẩu hiệu "các cánh tốt nhất của Nga - cho trực thăng tốt nhất thế giới" đặt tại khu vực chế tạo lá cánh quạt cho trực thăng.
Phần đuôi của trực thăng đã sẵn sàng lắp ráp với phần thân chính.
Phần thân trực thăng họ Mi-8/17 đã được hoàn thiện.
Phần khung thân chiếc trực thăng Mi-171A2 - biến thể mới nhất của dòng Mi-8/17 huyền thoại. Biến thể này được trang bị công nghệ điện tử hàng không rất mới mẻ, dùng động cơ VK-2500PS-03.
Sau khi phần khung thân cơ bản được hoàn toàn, các công nhân sẽ lắp ráp hệ thống điện tử và trang bị đi kèm lên. Mỗi tàu bay sẽ có hệ thống điện tử khác nhau tùy thuộc theo yêu cầu đặt hàng.
Số lượng dây diện trên trực thăng có thể đếm tới đơn vị...km.
Chiếc trực thăng họ Mi-8/17 đã được lắp ráp gần như hoàn tất.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-8AMT (hay còn gọi là Mi-171), trang bị động cơ tuốc bin trục TV3-117VM.
Trực thăng tấn công – vận tải Mi-8AMTSh. Đây là biến thể vũ trang hạng nặng của Mi-8AMT với khả năng mang vác tên lửa chống tăng Shturm, rocket, bom, súng máy không thua kém nhiều trực thăng tấn công chuyên dụng.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-171 đang chờ được sơn.
Nhà máy hàng không Ulan-Ude (U-UAZ) là công ty có ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Ulan-Ude nói riêng và nước Cộng hòa Buryatia nói chung. U-UAZ có sản lượng hàng năm khoảng 100 chiếc Mi-8/17.
Nhà máy hàng không Ulan-Ude (Nga) là doanh nghiệp duy nhất của Nga đang thực hiện việc sản xuất cả máy bay cánh bằng và trực thăng. Trong lịch sử 75 năm của mình, nơi đay đã xuất xưởng hơn 9.000 máy bay các loại. Ngày nay, sản phẩm của Ulan-Ude đang được sử dụng ở hơn 40 quốc gia trên thế giới trải khắp châu Âu, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, châu Đại Dương...).
Nhà máy bắt đầu hoạt động đầu tiên vào tháng 7/1939 khi thực hiện sửa chữa máy bay chiến đấu I-16 và oanh tạc cơ SB. Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhà máy thực hiện chế tạo cánh và đuôi máy bay Pe-2 và từ năm 1943 bắt đầu chế tạo tiêm kích La-5, sau đó là La-7 và La-9.
Sau chiến tranh, nhà máy chuyển sang chế tạo máy bay huấn luyện phản lực, như MiG-15UTI. Từ năm 1956, Ulan-Ude có bước ngoặt mới bắt đầu sản xuất máy bay trực thăng gồm: trực thăng piston đồng trục Ka-15, sau là Ka-18; giai đoạn 1965-1975 là trực thăng hải quân Ka-25.
Đầu những năm 1960, nhà máy lại thực hiện việc chế tạo máy bay trinh sát tầng cao Yak-25RV, cũng như tên lửa hành trình phóng từ mặt đất P-5D và tàu ngầm S-5. Cùng thời gian đó, nhà máy cũng chế tạo máy bay chở khách đầu tiên, An-24 (trong ảnh).
Từ những năm 1970, nhà máy đảm nhiệm việc chế tạo máy bay cường kích MiG-27M, tới những năm 1980 là máy bay huấn luyện cường kích Su-25UB và Su-25UTG.
Hiện nay, ở Ulan-Ude chủ yếu sản xuất các biến thể của dòng trực thăng Mi-8/17 như Mi-8AMT, Mi-171, Mi-8AMTSh, Mi-171Sh.
Trong ảnh là Giám đốc nhà máy Ulan-Ude Leonid Belykh đang kiểm tra các linh kiện.
Trong ảnh là các bộ giảm rung chấn trên trực thăng. Nhà máy hiện nay đảm bảo chu trình sản xuất 100% từ chế tạo vật liệu, thử nghiệm máy bay tới bảo dưỡng kĩ thuật, đào tạo nhân sự.
Khẩu hiệu "các cánh tốt nhất của Nga - cho trực thăng tốt nhất thế giới" đặt tại khu vực chế tạo lá cánh quạt cho trực thăng.
Phần đuôi của trực thăng đã sẵn sàng lắp ráp với phần thân chính.
Phần thân trực thăng họ Mi-8/17 đã được hoàn thiện.
Phần khung thân chiếc trực thăng Mi-171A2 - biến thể mới nhất của dòng Mi-8/17 huyền thoại. Biến thể này được trang bị công nghệ điện tử hàng không rất mới mẻ, dùng động cơ VK-2500PS-03.
Sau khi phần khung thân cơ bản được hoàn toàn, các công nhân sẽ lắp ráp hệ thống điện tử và trang bị đi kèm lên. Mỗi tàu bay sẽ có hệ thống điện tử khác nhau tùy thuộc theo yêu cầu đặt hàng.
Số lượng dây diện trên trực thăng có thể đếm tới đơn vị...km.
Chiếc trực thăng họ Mi-8/17 đã được lắp ráp gần như hoàn tất.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-8AMT (hay còn gọi là Mi-171), trang bị động cơ tuốc bin trục TV3-117VM.
Trực thăng tấn công – vận tải Mi-8AMTSh. Đây là biến thể vũ trang hạng nặng của Mi-8AMT với khả năng mang vác tên lửa chống tăng Shturm, rocket, bom, súng máy không thua kém nhiều trực thăng tấn công chuyên dụng.
Trực thăng vận tải đa năng Mi-171 đang chờ được sơn.
Nhà máy hàng không Ulan-Ude (U-UAZ) là công ty có ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Ulan-Ude nói riêng và nước Cộng hòa Buryatia nói chung. U-UAZ có sản lượng hàng năm khoảng 100 chiếc Mi-8/17.