2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122) là một trong những loại pháo tự hành chủ lực của pháo binh Việt Nam. Các xe pháo này được Liên Xô viện trợ từ những năm 1980 cùng với mẫu pháo 2S3 Akatsiya (ngoài ra Việt Nam còn thu được không ít pháo tự hành M107 175mm của Mỹ). Thiết kế 2S1 ra đời từ những năm 1970 nên không tránh khỏi bị coi là mẫu pháo lạc hậu. Trong ảnh là pháo tự hành 2S1 Gvozika của pháo binh Việt Nam thực hành lội nước. Ảnh: diễn đàn Vnmilitaryhistory.
Bản thân người Nga cũng sở hữu số lượng lớn 2S1 nên cũng đã thực hiện nhiều chương trình nâng cấp kéo dài thời gian phục vụ, đáp ứng nhu cầu chiến tranh hiện đại. Điển hình là gói nâng cấp 2S34 Chosta được giới thiệu lần đầu trước công chúng tại triển lãm quốc phòng Moscow TVM-2014 vào tháng 8/2014.
Điểm chính trong gói nâng cấp 2S34 Chosta là nâng cấp nòng pháo, cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực, trinh sát chiến trường.
Hiện đã có 30 xe pháo 2S34 Chosta được biên chế cho Lữ đoàn cơ giới 21 ở Totskoye.
2S34 Chosta được trang bị pháo cối 120mm 2A80-1 thay cho pháo 2A18 122mm trên 2S1 kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực mới đem lại độ chính xác cao, tốc độ bắn cao, bắn hầu như mọi loại đạn cỡ 120mm đạt tầm từ 500m tới 14km. Ngoài ra, 2A80-1 có thể bắn cả loại đạn tự dẫn lade 3VOF112 Kitolov-2.
Ngoài pháo 120mm, 2S34 còn được trang bị đại liên PKTM 7,62mm và 6 ống phóng lựu đạn khói 81mm. Tháp pháo có thể xoay 360 độ với góc nâng nòng -2 tới 80 độ.
Khoang chiến đấu trong xe 2S34 có thể chứa tới 40 viên đạn 120mm cùng liều phóng. Trong ảnh, pháo thủ đang nạp đạn 120mm.
Cận cảnh bệ khóa nòng pháo 120mm trên 2S34.
Nhiều thiết bị bên trong xe được số hóa, hiển thị thông tin trên màn hình màu LCD, giao diện trực quan, hiện đại.
2S34 Chosta được trang bị động cơ diesel YaMZ-238N công suất 300 mã lực cho tốc độ tối đa 60km/h, tầm hoạt động 500km. Trong ảnh, đuôi xe có cửa hậu để tiếp đạn hoặc có thể dùng để thoát hiểm khi cần.
2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122) là một trong những loại pháo tự hành chủ lực của pháo binh Việt Nam. Các xe pháo này được Liên Xô viện trợ từ những năm 1980 cùng với mẫu pháo 2S3 Akatsiya (ngoài ra Việt Nam còn thu được không ít pháo tự hành M107 175mm của Mỹ). Thiết kế 2S1 ra đời từ những năm 1970 nên không tránh khỏi bị coi là mẫu pháo lạc hậu. Trong ảnh là pháo tự hành 2S1 Gvozika của pháo binh Việt Nam thực hành lội nước. Ảnh: diễn đàn Vnmilitaryhistory.
Bản thân người Nga cũng sở hữu số lượng lớn 2S1 nên cũng đã thực hiện nhiều chương trình nâng cấp kéo dài thời gian phục vụ, đáp ứng nhu cầu chiến tranh hiện đại. Điển hình là gói nâng cấp 2S34 Chosta được giới thiệu lần đầu trước công chúng tại triển lãm quốc phòng Moscow TVM-2014 vào tháng 8/2014.
Điểm chính trong gói nâng cấp 2S34 Chosta là nâng cấp nòng pháo, cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực, trinh sát chiến trường.
Hiện đã có 30 xe pháo 2S34 Chosta được biên chế cho Lữ đoàn cơ giới 21 ở Totskoye.
2S34 Chosta được trang bị pháo cối 120mm 2A80-1 thay cho pháo 2A18 122mm trên 2S1 kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực mới đem lại độ chính xác cao, tốc độ bắn cao, bắn hầu như mọi loại đạn cỡ 120mm đạt tầm từ 500m tới 14km. Ngoài ra, 2A80-1 có thể bắn cả loại đạn tự dẫn lade 3VOF112 Kitolov-2.
Ngoài pháo 120mm, 2S34 còn được trang bị đại liên PKTM 7,62mm và 6 ống phóng lựu đạn khói 81mm. Tháp pháo có thể xoay 360 độ với góc nâng nòng -2 tới 80 độ.
Khoang chiến đấu trong xe 2S34 có thể chứa tới 40 viên đạn 120mm cùng liều phóng. Trong ảnh, pháo thủ đang nạp đạn 120mm.
Cận cảnh bệ khóa nòng pháo 120mm trên 2S34.
Nhiều thiết bị bên trong xe được số hóa, hiển thị thông tin trên màn hình màu LCD, giao diện trực quan, hiện đại.
2S34 Chosta được trang bị động cơ diesel YaMZ-238N công suất 300 mã lực cho tốc độ tối đa 60km/h, tầm hoạt động 500km. Trong ảnh, đuôi xe có cửa hậu để tiếp đạn hoặc có thể dùng để thoát hiểm khi cần.