Theo truyền thông Nga, hôm 11/4 Iran đã nhận được tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 đầu tiên từ công ty Rosoboronexport (Nga). Đáng lưu ý, trước đó phía Nga từng công bố sẽ chuyển giao 4 tiểu đoàn S-300PMU-2 hiện đại hơn. Tuy nhiên, sau đó lại có tin phía Iran chỉ yêu cầu loại S-300PMU-1 vốn có tính kém hơn một chút so với S-300PMU-2.Dẫu vậy, sức mạnh của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 vẫn sẽ khiến cho lực lượng Không quân Israel phải dè chừng, không những thế ngay cả Không quân Mỹ cũng phải rất cẩn trọng nếu như trong trường hợp các quốc gia này muốn thực hiện các cuộc tập kích đường không quy mô. Ảnh: Tiêm kích hạng nặng F-15E của Israel.S-300PMU-1 (NATO định danh là SA-2A Gargoyle) được giới thiệu lần đầu năm 1992, thiết kế cho nhiệm vụ chống lại các cuộc tập kích đường không với khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu khí động bao gồm cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.Một tổ hợp S-300PMU-1 gồm rất nhiều thành phần, nhưng tựu chung lại chúng có 4-5 thành phần chính gồm: 6-12 xe phóng tự hành (TEL); đài điều khiển hỏa lực 30N6E; đài thám sát mọi độ cao 96L6E; hệ thống chỉ huy và giám sát 83M6E với đài radar 64N6E. Tuy nhiên, chỉ cần xe phóng cùng hai đài 30N6E và 96L6E là tổ hợp đã có thể tác chiến. Các đài bổ trợ khác cho phép tăng tầm quan sát đường không cũng như tăng khả năng điều khiển thêm tên lửa.Bệ phóng tự hành (4 đạn mỗi bệ) có thể sử dụng nhiều khung gầm khác nhau như MAZ-543, BAZ-64022 hay KRAZ-260. Tuy nhiên, hiện không rõ Iran đã mua khung gầm nào. Với tổ hợp S-300PMU-1 của Việt Nam, chúng ta đã lựa chọn khung gầm MAZ-543.Phiên bản S-300PMU-1 được giới thiệu năm 1992 trang bị thêm đạn tên lửa cỡ lớn 48N6 có khả năng phòng thủ tên lửa. Loại đạn này đạt tầm bắn lên tới 150km, tốc độ bay 2.000m/s, lắp đầu nổ nặng khoảng 150kg, dần đường kiểu TVM.Ngoài ra, S-300PMU-1 có thể sử dụng các loại đạn cỡ nhỏ hơn như 5V55R đạt tầm bắn khoảng 75km hoặc 5V55KD đạt tầm bắn 90km, sử dụng đầu tự dẫn radar bán chủ động.Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 có khả năng bắn hạ các mục tiêu từ độ cao có khả năng bắn hạ mục tiêu khí động ở cự ly 5-150km với độ cao đánh chặn từ 10-27km, mục tiêu đạn đạo ở cự ly 40km nhưng không rõ độ cao bắn hạ. Tổ hợp có khả năng dẫn đường 12 tên lửa bắn chặn 6 mục tiêu cùng lúc.Đài điều khiển 30N6E sử dụng công nghệ anten mạng pha làm nhiệm vụ phát hiện, bám bắt, xử lý mục tiêu hoàn toàn tự động. Radar được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số tốc độ cao cho phép phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu cao hơn.Đài 30N6E có có phạm vi phát hiện mục tiêu 200-300km, theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn đạn tên lửa hạ 6 mục tiêu cùng lúc.Đài thám sát mọi độ cao 96L6E có khả năng phát hiện đến 300 mục tiêu cùng lúc, cự ly tác chiến đến 300km.Ưu điểm của 96L6E là khả năng bắt thấp và rất thấp, đây là tính năng quan trọng trong việc phát hiện tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch. Trong chế độ bắt thấp, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 30 - 1.200 m/s.Đài nhìn vòng 64N6E Big Bird là radar giám sát tầm xa cung cấp 3 tham số, dùng để phát hiện và theo dõi mục tiêu trong môi trường lộn xộn, có gây nhiễu mạnh. Radar 64N6E có khả năng phát hiện đồng thời 200 mục tiêu ở cự ly 300 km. Tuy nhiên, không rõ liệu Iran có mua loại radar này không vì thực tế S-300PMU-1 hoạt động tốt với hai đài chính 30N6E và 96L6E.Việc Iran có trong tay các tổ hợp tên lửa S-300PMU-1 giúp quốc gia này tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ không phận đối phó với vũ khí tiên tiến chính xác cao của Mỹ-Israel và đồng minh. Nó cũng khiến cho các thế lực thù địch phải cân nhắc kỹ lưỡng trước bất kỳ quyết định tấn công nào tới nước Cộng hòa Hồi giáo.
Theo truyền thông Nga, hôm 11/4 Iran đã nhận được tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 đầu tiên từ công ty Rosoboronexport (Nga). Đáng lưu ý, trước đó phía Nga từng công bố sẽ chuyển giao 4 tiểu đoàn S-300PMU-2 hiện đại hơn. Tuy nhiên, sau đó lại có tin phía Iran chỉ yêu cầu loại S-300PMU-1 vốn có tính kém hơn một chút so với S-300PMU-2.
Dẫu vậy, sức mạnh của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 vẫn sẽ khiến cho lực lượng Không quân Israel phải dè chừng, không những thế ngay cả Không quân Mỹ cũng phải rất cẩn trọng nếu như trong trường hợp các quốc gia này muốn thực hiện các cuộc tập kích đường không quy mô. Ảnh: Tiêm kích hạng nặng F-15E của Israel.
S-300PMU-1 (NATO định danh là SA-2A Gargoyle) được giới thiệu lần đầu năm 1992, thiết kế cho nhiệm vụ chống lại các cuộc tập kích đường không với khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu khí động bao gồm cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Một tổ hợp S-300PMU-1 gồm rất nhiều thành phần, nhưng tựu chung lại chúng có 4-5 thành phần chính gồm: 6-12 xe phóng tự hành (TEL); đài điều khiển hỏa lực 30N6E; đài thám sát mọi độ cao 96L6E; hệ thống chỉ huy và giám sát 83M6E với đài radar 64N6E. Tuy nhiên, chỉ cần xe phóng cùng hai đài 30N6E và 96L6E là tổ hợp đã có thể tác chiến. Các đài bổ trợ khác cho phép tăng tầm quan sát đường không cũng như tăng khả năng điều khiển thêm tên lửa.
Bệ phóng tự hành (4 đạn mỗi bệ) có thể sử dụng nhiều khung gầm khác nhau như MAZ-543, BAZ-64022 hay KRAZ-260. Tuy nhiên, hiện không rõ Iran đã mua khung gầm nào. Với tổ hợp S-300PMU-1 của Việt Nam, chúng ta đã lựa chọn khung gầm MAZ-543.
Phiên bản S-300PMU-1 được giới thiệu năm 1992 trang bị thêm đạn tên lửa cỡ lớn 48N6 có khả năng phòng thủ tên lửa. Loại đạn này đạt tầm bắn lên tới 150km, tốc độ bay 2.000m/s, lắp đầu nổ nặng khoảng 150kg, dần đường kiểu TVM.
Ngoài ra, S-300PMU-1 có thể sử dụng các loại đạn cỡ nhỏ hơn như 5V55R đạt tầm bắn khoảng 75km hoặc 5V55KD đạt tầm bắn 90km, sử dụng đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1 có khả năng bắn hạ các mục tiêu từ độ cao có khả năng bắn hạ mục tiêu khí động ở cự ly 5-150km với độ cao đánh chặn từ 10-27km, mục tiêu đạn đạo ở cự ly 40km nhưng không rõ độ cao bắn hạ. Tổ hợp có khả năng dẫn đường 12 tên lửa bắn chặn 6 mục tiêu cùng lúc.
Đài điều khiển 30N6E sử dụng công nghệ anten mạng pha làm nhiệm vụ phát hiện, bám bắt, xử lý mục tiêu hoàn toàn tự động. Radar được trang bị bộ vi xử lý kỹ thuật số tốc độ cao cho phép phản ứng với mục tiêu nhanh hơn, khả năng kháng nhiễu cao hơn.
Đài 30N6E có có phạm vi phát hiện mục tiêu 200-300km, theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn đạn tên lửa hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
Đài thám sát mọi độ cao 96L6E có khả năng phát hiện đến 300 mục tiêu cùng lúc, cự ly tác chiến đến 300km.
Ưu điểm của 96L6E là khả năng bắt thấp và rất thấp, đây là tính năng quan trọng trong việc phát hiện tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch. Trong chế độ bắt thấp, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 30 - 1.200 m/s.
Đài nhìn vòng 64N6E Big Bird là radar giám sát tầm xa cung cấp 3 tham số, dùng để phát hiện và theo dõi mục tiêu trong môi trường lộn xộn, có gây nhiễu mạnh. Radar 64N6E có khả năng phát hiện đồng thời 200 mục tiêu ở cự ly 300 km. Tuy nhiên, không rõ liệu Iran có mua loại radar này không vì thực tế S-300PMU-1 hoạt động tốt với hai đài chính 30N6E và 96L6E.
Việc Iran có trong tay các tổ hợp tên lửa S-300PMU-1 giúp quốc gia này tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ không phận đối phó với vũ khí tiên tiến chính xác cao của Mỹ-Israel và đồng minh. Nó cũng khiến cho các thế lực thù địch phải cân nhắc kỹ lưỡng trước bất kỳ quyết định tấn công nào tới nước Cộng hòa Hồi giáo.