Có một thực tế rằng việc Ukraine được thừa hưởng quá nhiều từ ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô trước đây và sự hỗ trợ của Nga sau đó đã giúp nước này sở hữu một công nghệ cần thiết để cho ra mắt các loại vũ khí bộ binh thế hệ mới. Điển hình trong đó là tên lửa chống tăng Skif được phát triển dưới sự hợp tác giữa Ukraine và Belarus.Skif là một trong những dự án hợp tác phát triển vũ khí hiếm hoi giữa Ukraine và Belarus. Dự án được bắt đầu phát triển từ đầu những năm 2000, trong đó Cục thiết kế Luch của Ukraine đảm nhận phần thiết kế đạn tên lửa cho Skif, còn Công ty cổ phần "Peleng" của Belarus đảm nhận việc chế tạo cụm thiết bị nhắm dẫn đường cho xạ thủ.Về thiết kế và kích thước của Skif, nó có thể được xem là phiên bản tên lừa chống tăng “Kornet” của Ukraine, với tầm bắn hiệu quả từ 100m cho đến 5.000m và mục tiêu của nó là bất kỳ phương tiện cơ giới mặt đất nào của đối phương thậm chí là cả các mục tiêu bay tầm thấp. Một điểm đặc biệt là Skif cũng có khả năng tác chiến ban đêm nhưng tầm bắn tối đa bị giảm xuống còn 3.000m - đây là một lợi thế lớn của mẫu tên lửa chống tăng này.Giống nhiều mẫu tên lửa chống tăng dẫn đường hiện đại khác Skif có kíp chiến đấu từ hai-ba người. Cấu thành tổ hợp tên lửa chống tăng này gồm hai phần với giá đỡ được tích hợp sẵn cụm hệ thống nhắm dẫn đường và ống phóng chứa đạn tên lửa, trong khi đó xạ thủ điều khiển toàn bộ tổ hợp tên lửa này thông qua một thiết bị điều khiển di động từ xa có màn hình hiển thị mục tiêu.Toàn bộ tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường Skif có trọng lượng lên tới 54kg bao gồm cả thiết bị điều khiển từ xa, ống phóng tên lửa có chiều dài 1.360mm và đạn tên lửa là 1.091mm. Skif sử dụng tới hai cỡ đạn tên lửa gồm 130mm và 152mm với nhiều tính năng khác nhau.Các mẫu đạn tên lửa chính của Skif với cỡ 130mm là RK-2S (tandem HEAT), RK-2OF (HE-Frag), còn 152mm RK-2M-K (tandem HEAT) và RK-2M-OF ( HE-Frag). Trong đó RK-2M-K có khả năng xuyên phá tới 1.100mm kể cả mục tiêu có được trang bị giáp phản ứng nổ ERA. Trong ảnh là một số dòng đạn tên lửa chống tăng do Cục thiết kế Luch chế tạo.Tên lửa chống tăng Skif được Quân đội Ukraine đưa vào trang bị trong biên chế từ năm 2011 và cho đến nay nó là một trong những dòng vũ khí chống tăng chính của nước này. Tuổi thọ trung bình của một tổ hợp tên lửa Skif là 15 năm trong khi đó đạn tên lửa của nó là 10 năm.Bên cạnh các biến thể tên lửa chống tăng di động Skif còn được tích hợp trên khá nhiều phương tiện cơ giới của Ukraine từ xe bọc thép chở quân BTR, xe tăng chiến đấu chủ lực cho đến xe bọc thép hạng nhẹ. Trong ảnh xe bọc thép chở quân BTR-3 của Ukraine phóng thử nghiệm tên lửa Skif, nó có thể mang theo tới hai tên lửa chống tăng loại này.Do hợp tác với Ukraine nên Belarus cũng có một biến thể của Skif là Shershen với thiết kế cơ bản tương tự nhưng người Belarus lại có các biến thể khác nhau của Shershen và tầm bắn của biến thể này có thể đạt tới 7.500m đối với đạn tên lửa Р-2В 152mm. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa chống tăng Shershen của Belarus với cụm giá phóng đôi.Nhìn chung biến thể tên lửa Shershen của Belarus hoàn toàn vượt trội so với Skif về các thông số kỹ thuật cũng như khả năng tác chiến, nhưng chúng đều sử dụng chung hệ thống dẫn đường bằng laser do hệ thống này là do Belarus phát triển. Trong ảnh là biến thể Shershen-DM được gắn trên xe bọc thép chở quân Spartan.Cận cảnh một tổ hợp tên lửa chống tăng Shershen của Belarus với đạn tên lửa 130mm РК-2.
Có một thực tế rằng việc Ukraine được thừa hưởng quá nhiều từ ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô trước đây và sự hỗ trợ của Nga sau đó đã giúp nước này sở hữu một công nghệ cần thiết để cho ra mắt các loại vũ khí bộ binh thế hệ mới. Điển hình trong đó là tên lửa chống tăng Skif được phát triển dưới sự hợp tác giữa Ukraine và Belarus.
Skif là một trong những dự án hợp tác phát triển vũ khí hiếm hoi giữa Ukraine và Belarus. Dự án được bắt đầu phát triển từ đầu những năm 2000, trong đó Cục thiết kế Luch của Ukraine đảm nhận phần thiết kế đạn tên lửa cho Skif, còn Công ty cổ phần "Peleng" của Belarus đảm nhận việc chế tạo cụm thiết bị nhắm dẫn đường cho xạ thủ.
Về thiết kế và kích thước của Skif, nó có thể được xem là phiên bản tên lừa chống tăng “Kornet” của Ukraine, với tầm bắn hiệu quả từ 100m cho đến 5.000m và mục tiêu của nó là bất kỳ phương tiện cơ giới mặt đất nào của đối phương thậm chí là cả các mục tiêu bay tầm thấp. Một điểm đặc biệt là Skif cũng có khả năng tác chiến ban đêm nhưng tầm bắn tối đa bị giảm xuống còn 3.000m - đây là một lợi thế lớn của mẫu tên lửa chống tăng này.
Giống nhiều mẫu tên lửa chống tăng dẫn đường hiện đại khác Skif có kíp chiến đấu từ hai-ba người. Cấu thành tổ hợp tên lửa chống tăng này gồm hai phần với giá đỡ được tích hợp sẵn cụm hệ thống nhắm dẫn đường và ống phóng chứa đạn tên lửa, trong khi đó xạ thủ điều khiển toàn bộ tổ hợp tên lửa này thông qua một thiết bị điều khiển di động từ xa có màn hình hiển thị mục tiêu.
Toàn bộ tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường Skif có trọng lượng lên tới 54kg bao gồm cả thiết bị điều khiển từ xa, ống phóng tên lửa có chiều dài 1.360mm và đạn tên lửa là 1.091mm. Skif sử dụng tới hai cỡ đạn tên lửa gồm 130mm và 152mm với nhiều tính năng khác nhau.
Các mẫu đạn tên lửa chính của Skif với cỡ 130mm là RK-2S (tandem HEAT), RK-2OF (HE-Frag), còn 152mm RK-2M-K (tandem HEAT) và RK-2M-OF ( HE-Frag). Trong đó RK-2M-K có khả năng xuyên phá tới 1.100mm kể cả mục tiêu có được trang bị giáp phản ứng nổ ERA. Trong ảnh là một số dòng đạn tên lửa chống tăng do Cục thiết kế Luch chế tạo.
Tên lửa chống tăng Skif được Quân đội Ukraine đưa vào trang bị trong biên chế từ năm 2011 và cho đến nay nó là một trong những dòng vũ khí chống tăng chính của nước này. Tuổi thọ trung bình của một tổ hợp tên lửa Skif là 15 năm trong khi đó đạn tên lửa của nó là 10 năm.
Bên cạnh các biến thể tên lửa chống tăng di động Skif còn được tích hợp trên khá nhiều phương tiện cơ giới của Ukraine từ xe bọc thép chở quân BTR, xe tăng chiến đấu chủ lực cho đến xe bọc thép hạng nhẹ. Trong ảnh xe bọc thép chở quân BTR-3 của Ukraine phóng thử nghiệm tên lửa Skif, nó có thể mang theo tới hai tên lửa chống tăng loại này.
Do hợp tác với Ukraine nên Belarus cũng có một biến thể của Skif là Shershen với thiết kế cơ bản tương tự nhưng người Belarus lại có các biến thể khác nhau của Shershen và tầm bắn của biến thể này có thể đạt tới 7.500m đối với đạn tên lửa Р-2В 152mm. Trong ảnh là tổ hợp tên lửa chống tăng Shershen của Belarus với cụm giá phóng đôi.
Nhìn chung biến thể tên lửa Shershen của Belarus hoàn toàn vượt trội so với Skif về các thông số kỹ thuật cũng như khả năng tác chiến, nhưng chúng đều sử dụng chung hệ thống dẫn đường bằng laser do hệ thống này là do Belarus phát triển. Trong ảnh là biến thể Shershen-DM được gắn trên xe bọc thép chở quân Spartan.
Cận cảnh một tổ hợp tên lửa chống tăng Shershen của Belarus với đạn tên lửa 130mm РК-2.