Trong ảnh là chiếc F-35 thứ 100 đã bước vào giai đoạn sắp hoàn thành. Đây là biến thể tiêm kích F-35A dành cho Không quân Mỹ, mang số hiệu AF-41.
Tiêm kích F-35 thứ 100 mang số hiệu AF-41 sẽ trở thành thành viên đầu tiên của phi đội F-35 đặt tại căn cứ không quân Luke (bang Arizona, Mỹ). Dự kiến, căn cứ không quân này sẽ có 6 phi đội F-35 đồn trú với tổng số 144 chiếc. Máy bay chiến đấu F-35 sẽ được kiểm tra kĩ lượng các hệ thống gồm: điện tử, động cơ và thực hiện một loạt chuyến bay thử nghiệm trước khi chuyển giao cho căn cứ không quân Luke vào cuối năm nay. Hiện nay, kế hoạch mua sắm của Quân đội Mỹ vẫn được duy trì con số 243 máy bay. Và khoảng 721 máy bay F-35 sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài. Tính đến ngày 29/6/2013, tổng cộng đã có 70 máy bay F-35 hoàn thành việc bay lần đầu. Con số này bao gồm kiểu sản xuất, kiểu bay thử nghiệm và máy bay số AA-1. Một nhân viên kiểm tra quá trình lắp ráp chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 thứ 100.
Dự án phát triển tiêm kích tàng hình F-35 được xem là một trong dự án có sự góp mặt của nhiều đối tác quốc tế nhất trên thế giới. Ngoài Mỹ, đầu tư cho dự án F-35 còn có 8 quốc gia khác gồm: Vương quốc Anh (2,5 tỷ USD); Italy (1 tỷ USD); Hà Lan (800 triệu USD); Canada (400 triệu USD); Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD); Australia (144 triệu USD); Na Uy (122 triệu USD); Đan Mạch (110 triệu USD). F-35 được phát triển với 3 biến thể chính gồm: F-35A cất cánh thông thường dành cho Không quân Mỹ; F-35B cất hạ cánh thẳng đứng/ngắn dành cho Lính thủy Đánh bộ và F-35C phù hợp cho cất cánh trên tàu sân bay dành cho Hải quân Mỹ. Các kỹ sư đang tiến hành việc lắp ráp các bộ phận của máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Dây truyền sản xuất máy bay tàng hình F-35 của Tập đoàn Lockheed Martin Mỹ.
F-35 là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không hiện đại hàng đầu thế giới như: radar mạng pha điện tử chủ động AN/APG-81, hệ thống ngắm mục tiêu quang – điện. Biến thể F-35A trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F135 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.930km/h, bán kính chiến đấu hơn 1.000km. Với F-35C được trang bị động cơ đặc biệt hơn để đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh thẳng đứng.
Toàn bộ vũ khí chứa trong các khoang thân máy bay để tối ưu khả năng tàng hình, tất nhiên nó cũng có thể mang vũ khí bên ngoài. Trong ảnh là một chiếc F-35B đang được lắp ráp. Căn cứ không quân Luke là trung tâm huấn luyện chủ yếu của F-16, trong tương lai sẽ cùng với căn cứ không quân Eglin đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện phi công của F-35. Căn cứ không quân Luke cũng là một trung tâm huấn luyện quốc tế dành cho chiến đấu cơ F-35A.
Trong ảnh là chiếc F-35 thứ 100 đã bước vào giai đoạn sắp hoàn thành. Đây là biến thể tiêm kích F-35A dành cho Không quân Mỹ, mang số hiệu AF-41.
Tiêm kích F-35 thứ 100 mang số hiệu AF-41 sẽ trở thành thành viên đầu tiên của phi đội F-35 đặt tại căn cứ không quân Luke (bang Arizona, Mỹ). Dự kiến, căn cứ không quân này sẽ có 6 phi đội F-35 đồn trú với tổng số 144 chiếc.
Máy bay chiến đấu F-35 sẽ được kiểm tra kĩ lượng các hệ thống gồm: điện tử, động cơ và thực hiện một loạt chuyến bay thử nghiệm trước khi chuyển giao cho căn cứ không quân Luke vào cuối năm nay.
Hiện nay, kế hoạch mua sắm của Quân đội Mỹ vẫn được duy trì con số 243 máy bay. Và khoảng 721 máy bay F-35 sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài. Tính đến ngày 29/6/2013, tổng cộng đã có 70 máy bay F-35 hoàn thành việc bay lần đầu. Con số này bao gồm kiểu sản xuất, kiểu bay thử nghiệm và máy bay số AA-1.
Một nhân viên kiểm tra quá trình lắp ráp chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 thứ 100.
Dự án phát triển tiêm kích tàng hình F-35 được xem là một trong dự án có sự góp mặt của nhiều đối tác quốc tế nhất trên thế giới. Ngoài Mỹ, đầu tư cho dự án F-35 còn có 8 quốc gia khác gồm: Vương quốc Anh (2,5 tỷ USD); Italy (1 tỷ USD); Hà Lan (800 triệu USD); Canada (400 triệu USD); Thổ Nhĩ Kỳ (175 triệu USD); Australia (144 triệu USD); Na Uy (122 triệu USD); Đan Mạch (110 triệu USD).
F-35 được phát triển với 3 biến thể chính gồm: F-35A cất cánh thông thường dành cho Không quân Mỹ; F-35B cất hạ cánh thẳng đứng/ngắn dành cho Lính thủy Đánh bộ và F-35C phù hợp cho cất cánh trên tàu sân bay dành cho Hải quân Mỹ.
Các kỹ sư đang tiến hành việc lắp ráp các bộ phận của máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Dây truyền sản xuất máy bay tàng hình F-35 của Tập đoàn Lockheed Martin Mỹ.
F-35 là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.
F-35 được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không hiện đại hàng đầu thế giới như: radar mạng pha điện tử chủ động AN/APG-81, hệ thống ngắm mục tiêu quang – điện.
Biến thể F-35A trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F135 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.930km/h, bán kính chiến đấu hơn 1.000km. Với F-35C được trang bị động cơ đặc biệt hơn để đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh thẳng đứng.
Toàn bộ vũ khí chứa trong các khoang thân máy bay để tối ưu khả năng tàng hình, tất nhiên nó cũng có thể mang vũ khí bên ngoài. Trong ảnh là một chiếc F-35B đang được lắp ráp.
Căn cứ không quân Luke là trung tâm huấn luyện chủ yếu của F-16, trong tương lai sẽ cùng với căn cứ không quân Eglin đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện phi công của F-35. Căn cứ không quân Luke cũng là một trung tâm huấn luyện quốc tế dành cho chiến đấu cơ F-35A.