Các vấn đề xảy ra cho khẩu súng trường tiêu chuẩn INSAS trong Quân đội Ấn Độ khi cho thấy nó thực sự không đáng tin cậy. Cả người lính trong Quân đội Ấn Độ và thuộc lực lượng cảnh sát đều yêu cầu phải thay thế bằng vũ khí của Nga. Trong thực tế, binh lính và cảnh sát Ấn Độ, với sự chấp thuận ngầm của các cấp chỉ huy, đã sử dụng súng trường Kalashnikov bắt được từ những kẻ tội phạm và khủng bố để sử dụng.Cục Cảnh sát Dự bị TW (CRPF) đã quyết định tránh xa hoàn toàn khẩu 300 ngàn khẩu INSAS bản địa. Họ muốn tất cả cảnh sát phải được trang bị súng trường tấn công AK-47. Theo CRPF, tỷ lệ hỏng hóc của hẩu AK là 0,02% trong khi đó khẩu INSAS lên tới 3%. Tư lệnh lực lượng CRPF cho rằng, những người lính của ông sẽ cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng súng AK.Để đối phó với vấn đề khẩn cấp này, chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng cho nhập khẩu 67.000 khẩu súng AK để trang bị cho Cục cảnh sát dự bị trung ương (CRPF). Trước đó họ cũng đã chi khoảng 500 triệu USD để mua súng INSAS, điều này có vẻ như việc mua sắm INSAS đã không mang lại hiệu quả.Trong khi đó, cựu trung tướng Syed Ata Hasnain-một người luôn đánh giá cao dòng súng AK - cựu tư lệnh quân đoàn 15 tại Srinagar, đã bắt gặp khẩu súng huyền thoại AK khi ông quay trở lại thăm đơn vị của mình đang hành quân qua Pawan, Sri Lanka. “Chúng tôi đã bắt được một vài khẩu AK47, số súng này liền được trao cho các trung đội Ghatak và một vài lính trinh sát khi họ tiến hành đánh nơi bìa rừng”.Tướng Hasnain cũng cho biết: “Các khẩu AK bị cũ mòn và đầy cáu bẩn mà chúng tôi thu được từ lực lượng du kích Tamil vẫn có thể nhả đạn trong chế độ hoàn toàn tự động, điều đó thật tuyệt vời. Bởi lẽ dù cho môi trường tác chiến ở đâu đi chăng nữa, khẩu súng tin cậy và có thể nhả đạn một lợi thế cho người lính ngay trong những phút giây chạm chán đối phương đầu tiên”.Mặt khác, dòng súng trường tiến công nội địa INSAS đã cho thấy sự tồi tệ trong thực chiến, nhất là cuộc chiến Kargil năm 1999. Súng sử dụng đạn cỡ 5,56mm thường gặp trường hợp kẹt đạn, hoặc các thành phần bị nứt vỡ khi sử dụng cường độ cao. Đôi lúc nó lại bắn tự động hoàn toàn trong khi xạ thủ chọn chế độ điểm hỏa ba phát một. “Thật tồi tệ, ngay lập tức súng AK đã được gửi vội vã ra chiến trường. Sự xuất hiện của các khẩu Kalashnikov vừa giúp chúng tôi chiến đấu hiệu quả, lại giữ thể diện cho chúng tôi tại Kargil”, một viên sĩ quan quân đội Ấn cho hay.Chỉ huy đơn vị Garhwal 17, người đã chiến đấu ở Kashmir cho hay, chính khẩu súng AK-47 đã đem đến cho những người lính ở đây nguồn sinh khí mới. “Tôi đã có lần đuổi theo một tên chiến binh đang tháo chạy cầm theo khẩu Type 56, vừa chạy hắn vừa bắn trả, nhưng thật không may khẩu SLR của tôi bị kẹt đạn, tôi liền nằm bẹp xuống đất và thầm mong tên chiến binh không phát hiện ra điều đó và quay lại phản công tôi, nếu không tôi sẽ bị giết chết. Rất may, hắn đã không làm thế, nhưng những người lính của tôi thì không may mắn như vậy. Tình thế chỉ thay đổi khi chúng tôi được trang bị khẩu AK, với khẩu AK 47 tôi có 30 viên đạn trong băng sẵn sàng khạc lửa, và không một tên chiến binh khát máu nào đủ can đảm đế đối đầu khi khẩu AK của tôi chĩa ra”.Ngoài sự vận hành hiệu quả và bảo trì đơn giản, AK-47 còn có lợi điểm khác khi súng sử dụng cỡ đạn 7,62mm, viên đạn này sẽ khoét ra một lỗ lớn phá hủy các mô trong cơ thể, dẫn đến vết thương trầm trọng do mất máu quá nhiều. Trước INSAS, cỡ đạn tiêu chuẩn của quân đội Ấn Độ là 7,62mm dùng cho khẩu SLR. Tuy nhiên, sau đó họ đã học thuyết Phương Tây với triết lý sử dụng đạn nhỏ để làm tổn thương người lính thay vì giết chết họ, điều này sẽ gia tăng sức ép nặng nề lên trên hậu cần của đối phương. Nhưng thực chiến của lính Ấn Độ lại cho thấy kết quả ngược lại, khẩu súng AK sử dụng đạn 7,62mm có khả năng tiêu diệt thay vì làm tổn thương kẻ thù vẫn tốt hơn rất nhiều so khẩu INSAS sử dụng đạn 5,56mm.Kinh nghiệm chiến trường Việt Nam cho thấy, khi đó cả hai bên tham chiến đều sử dụng dòng súng tốt nhất của mình. Người lính Việt Nam may mắn sử dụng loại súng trường tiên tiến AK-47 với ưu điểm hỏa lực mạnh, dễ bảo trì và sử dụng trong môi trường ẩm ướt. Trong khi đó lính Mỹ sử dụng khẩu M16 mới hiện đại nhất, nhưng lại là nỗi kinh hoàng khi chúng liên tục bị kẹt đạn. Thậm chí một số người lính phải đi vào giữa những xác chết đồng đội hoặc bị thương để cố lấy những khẩu M16 may mắn không bị kẹt đạn hầu tiếp tục chiến đấu.Có rất nhiều trường hợp lính Mỹ mất nhuệ khí chỉ vì khẩu súng M16 tồi tệ hay hỏng hóc. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi một số lính Mỹ bắt đầu nhặt nhạnh những khẩu AK-47 chiến lợi phẩm. Theo tường thuật của tạp chí Esquire, có lần một trung sĩ Mỹ mang theo khẩu AK47, liền bị cấp trên chặn lại và yêu cầu anh cho biết tại sao lại mang theo loại vũ khí đối phương này, anh liền trả lời: “Đơn giản, bởi vì nó hoạt động hiệu quả”.Nạn tham nhũng là một trong những vấn nạn của Quân đội Ấn Độ. Vì thế có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi vì sao họ lại có thể nhập nhiều khẩu AK nhái từ các nước Rumani, Ba Lan thay vì hàng chính hãng từ Nga. Có lẽ họ sẽ dễ dàng che đi dấu vết tham nhũng khi chọn những nhà cung cấp không tên tuổi đến từ Đông Âu, cũng có khi người Đông Âu bán tống tháo đi những khẩu AK47 dư thừa sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.Mua phiên bản giá rẻ sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như đó là một tàu tuần tra ven bờ, nhưng nếu một khẩu súng trường tấn công trang bị cho từng người lính lại là vấn đề khác. Chất lượng là vấn đề đáng quan tâm, khẩu AK Romania thực sự không chất lượng dẫu rằng nó được sản xuất dựa trên một thiết kế tuyệt với của Mikhail Kalashnikov.Trang bị súng chất lượng kém sẽ khiến người lính thường cảm thấy họ bị phân biệt đối xử. Nếu Không quân Ấn Độ có thể trang bị dòng Su-30MKI tiên tiến nhất, có giá tới 65 triệu đô một chiếc, thì tại sao người lính lục quân lại chỉ được trang bị khẩu AK Rumani chỉ có giá 600 đô. Trong khi nếu mua phiên bản chính hãng của Nga họ chỉ việc thêm vào một vài trăm đô thôi. Người thông minh học được từ những sai lầm của mình, người khôn ngoan thì học được từ những sai lầm của người khác. Thế nhưng, những nhà nhập khẩu súng trường tấn công Ấn Độ thật là độc đáo, khi họ khước từ luôn cả việc học.
Các vấn đề xảy ra cho khẩu súng trường tiêu chuẩn INSAS trong Quân đội Ấn Độ khi cho thấy nó thực sự không đáng tin cậy. Cả người lính trong Quân đội Ấn Độ và thuộc lực lượng cảnh sát đều yêu cầu phải thay thế bằng vũ khí của Nga. Trong thực tế, binh lính và cảnh sát Ấn Độ, với sự chấp thuận ngầm của các cấp chỉ huy, đã sử dụng súng trường Kalashnikov bắt được từ những kẻ tội phạm và khủng bố để sử dụng.
Cục Cảnh sát Dự bị TW (CRPF) đã quyết định tránh xa hoàn toàn khẩu 300 ngàn khẩu INSAS bản địa. Họ muốn tất cả cảnh sát phải được trang bị súng trường tấn công AK-47. Theo CRPF, tỷ lệ hỏng hóc của hẩu AK là 0,02% trong khi đó khẩu INSAS lên tới 3%. Tư lệnh lực lượng CRPF cho rằng, những người lính của ông sẽ cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng súng AK.
Để đối phó với vấn đề khẩn cấp này, chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng cho nhập khẩu 67.000 khẩu súng AK để trang bị cho Cục cảnh sát dự bị trung ương (CRPF). Trước đó họ cũng đã chi khoảng 500 triệu USD để mua súng INSAS, điều này có vẻ như việc mua sắm INSAS đã không mang lại hiệu quả.
Trong khi đó, cựu trung tướng Syed Ata Hasnain-một người luôn đánh giá cao dòng súng AK - cựu tư lệnh quân đoàn 15 tại Srinagar, đã bắt gặp khẩu súng huyền thoại AK khi ông quay trở lại thăm đơn vị của mình đang hành quân qua Pawan, Sri Lanka. “Chúng tôi đã bắt được một vài khẩu AK47, số súng này liền được trao cho các trung đội Ghatak và một vài lính trinh sát khi họ tiến hành đánh nơi bìa rừng”.
Tướng Hasnain cũng cho biết: “Các khẩu AK bị cũ mòn và đầy cáu bẩn mà chúng tôi thu được từ lực lượng du kích Tamil vẫn có thể nhả đạn trong chế độ hoàn toàn tự động, điều đó thật tuyệt vời. Bởi lẽ dù cho môi trường tác chiến ở đâu đi chăng nữa, khẩu súng tin cậy và có thể nhả đạn một lợi thế cho người lính ngay trong những phút giây chạm chán đối phương đầu tiên”.
Mặt khác, dòng súng trường tiến công nội địa INSAS đã cho thấy sự tồi tệ trong thực chiến, nhất là cuộc chiến Kargil năm 1999. Súng sử dụng đạn cỡ 5,56mm thường gặp trường hợp kẹt đạn, hoặc các thành phần bị nứt vỡ khi sử dụng cường độ cao. Đôi lúc nó lại bắn tự động hoàn toàn trong khi xạ thủ chọn chế độ điểm hỏa ba phát một. “Thật tồi tệ, ngay lập tức súng AK đã được gửi vội vã ra chiến trường. Sự xuất hiện của các khẩu Kalashnikov vừa giúp chúng tôi chiến đấu hiệu quả, lại giữ thể diện cho chúng tôi tại Kargil”, một viên sĩ quan quân đội Ấn cho hay.
Chỉ huy đơn vị Garhwal 17, người đã chiến đấu ở Kashmir cho hay, chính khẩu súng AK-47 đã đem đến cho những người lính ở đây nguồn sinh khí mới. “Tôi đã có lần đuổi theo một tên chiến binh đang tháo chạy cầm theo khẩu Type 56, vừa chạy hắn vừa bắn trả, nhưng thật không may khẩu SLR của tôi bị kẹt đạn, tôi liền nằm bẹp xuống đất và thầm mong tên chiến binh không phát hiện ra điều đó và quay lại phản công tôi, nếu không tôi sẽ bị giết chết. Rất may, hắn đã không làm thế, nhưng những người lính của tôi thì không may mắn như vậy. Tình thế chỉ thay đổi khi chúng tôi được trang bị khẩu AK, với khẩu AK 47 tôi có 30 viên đạn trong băng sẵn sàng khạc lửa, và không một tên chiến binh khát máu nào đủ can đảm đế đối đầu khi khẩu AK của tôi chĩa ra”.
Ngoài sự vận hành hiệu quả và bảo trì đơn giản, AK-47 còn có lợi điểm khác khi súng sử dụng cỡ đạn 7,62mm, viên đạn này sẽ khoét ra một lỗ lớn phá hủy các mô trong cơ thể, dẫn đến vết thương trầm trọng do mất máu quá nhiều. Trước INSAS, cỡ đạn tiêu chuẩn của quân đội Ấn Độ là 7,62mm dùng cho khẩu SLR. Tuy nhiên, sau đó họ đã học thuyết Phương Tây với triết lý sử dụng đạn nhỏ để làm tổn thương người lính thay vì giết chết họ, điều này sẽ gia tăng sức ép nặng nề lên trên hậu cần của đối phương. Nhưng thực chiến của lính Ấn Độ lại cho thấy kết quả ngược lại, khẩu súng AK sử dụng đạn 7,62mm có khả năng tiêu diệt thay vì làm tổn thương kẻ thù vẫn tốt hơn rất nhiều so khẩu INSAS sử dụng đạn 5,56mm.
Kinh nghiệm chiến trường Việt Nam cho thấy, khi đó cả hai bên tham chiến đều sử dụng dòng súng tốt nhất của mình. Người lính Việt Nam may mắn sử dụng loại súng trường tiên tiến AK-47 với ưu điểm hỏa lực mạnh, dễ bảo trì và sử dụng trong môi trường ẩm ướt. Trong khi đó lính Mỹ sử dụng khẩu M16 mới hiện đại nhất, nhưng lại là nỗi kinh hoàng khi chúng liên tục bị kẹt đạn. Thậm chí một số người lính phải đi vào giữa những xác chết đồng đội hoặc bị thương để cố lấy những khẩu M16 may mắn không bị kẹt đạn hầu tiếp tục chiến đấu.
Có rất nhiều trường hợp lính Mỹ mất nhuệ khí chỉ vì khẩu súng M16 tồi tệ hay hỏng hóc. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi một số lính Mỹ bắt đầu nhặt nhạnh những khẩu AK-47 chiến lợi phẩm. Theo tường thuật của tạp chí Esquire, có lần một trung sĩ Mỹ mang theo khẩu AK47, liền bị cấp trên chặn lại và yêu cầu anh cho biết tại sao lại mang theo loại vũ khí đối phương này, anh liền trả lời: “Đơn giản, bởi vì nó hoạt động hiệu quả”.
Nạn tham nhũng là một trong những vấn nạn của Quân đội Ấn Độ. Vì thế có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi vì sao họ lại có thể nhập nhiều khẩu AK nhái từ các nước Rumani, Ba Lan thay vì hàng chính hãng từ Nga. Có lẽ họ sẽ dễ dàng che đi dấu vết tham nhũng khi chọn những nhà cung cấp không tên tuổi đến từ Đông Âu, cũng có khi người Đông Âu bán tống tháo đi những khẩu AK47 dư thừa sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Mua phiên bản giá rẻ sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như đó là một tàu tuần tra ven bờ, nhưng nếu một khẩu súng trường tấn công trang bị cho từng người lính lại là vấn đề khác. Chất lượng là vấn đề đáng quan tâm, khẩu AK Romania thực sự không chất lượng dẫu rằng nó được sản xuất dựa trên một thiết kế tuyệt với của Mikhail Kalashnikov.
Trang bị súng chất lượng kém sẽ khiến người lính thường cảm thấy họ bị phân biệt đối xử. Nếu Không quân Ấn Độ có thể trang bị dòng Su-30MKI tiên tiến nhất, có giá tới 65 triệu đô một chiếc, thì tại sao người lính lục quân lại chỉ được trang bị khẩu AK Rumani chỉ có giá 600 đô. Trong khi nếu mua phiên bản chính hãng của Nga họ chỉ việc thêm vào một vài trăm đô thôi. Người thông minh học được từ những sai lầm của mình, người khôn ngoan thì học được từ những sai lầm của người khác. Thế nhưng, những nhà nhập khẩu súng trường tấn công Ấn Độ thật là độc đáo, khi họ khước từ luôn cả việc học.