Hầu hết các chiến hạm (khinh hạm, hộ tống hạm, tàu tấn công tốc độ cao)
biên chế trong Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đều là những con tàu
hiện đại, thế hệ mới, trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh
là 2 chiến hạm chủ lực, lớn nhất của RMAF thuộc lớp Lekiu do hãng đóng
tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo. Khinh hạm lớp Lekiu nằm
trong kế hoạch hiện đại hóa của RMAF nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ
lãnh hải rộng lớn. Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, dài
106m, thủy thủ đoàn hơn 150 người. Lekiu trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 57mm, pháo phòng
không 30mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf, tên lửa
chống tàu MM40 Block II Exocet (tầm bắn 70km) và ngư lôi 324mm. Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet – vũ khí chủ lực của Lekiu - rời bệ phóng. Chiến hạm lớn thứ hai trong Hải quân Hoàng gia Malaysia là lớp Kasturi
(số lượng 2 chiếc) có lượng giãn nước 1.900 tấn. Hỏa lực của tàu cũng
gồm pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn.Lực lượng tàu hộ tống của RMAF chỉ vẻn vẹn 4 chiếc lớp Laksamana mua của
Italy những năm 1990. Lớp tàu này có lượng giãn nước 675 tấn nhưng
trang bị hỏa lực tương đương khinh hạm Lekiu.
Hỏa lực của các tàu Laksamana gồm: pháo hạm 76mm, 40mm; tên lửa đối
không Albatros (tầm bắn 15 km); tên lửa chống tàu Otomat Mark 2/Teseo
(tầm bắn 120 km) và ngư lôi chống ngầm cỡ 324 mm.Mục tiêu là hiện đại hóa đội tàu tuần tra kiểu cũ trong vai trò bảo vệ thềm lục
địa, vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn ma túy, chống cướp biển và tìm
kiếm cứu nạn. Giai đoạn 2006-2010, Malaysia mua thêm 6 tàu tuần tra ven
biển lớp Kedah có lượng giãn nước 1.850 tấn, dài 91,1m. Bên cạnh việc mua sắm tàu chiến mặt nước, Hải quân Malaysia cũng có tham
vọng xây dựng hạm đội tàu ngầm. Tháng 5/2002, nước này ký hợp đồng
với hãng DCNS Pháp mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene trị giá 1,04 tỷ
USD. Năm 2009, Malaysia lần lượt tiếp nhận 2 tàu ngầm Scorpene trang bị ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình chống tàu SM.39
Exocet.
Hầu hết các chiến hạm (khinh hạm, hộ tống hạm, tàu tấn công tốc độ cao)
biên chế trong Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) đều là những con tàu
hiện đại, thế hệ mới, trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh
là 2 chiến hạm chủ lực, lớn nhất của RMAF thuộc lớp Lekiu do hãng đóng
tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo.
Khinh hạm lớp Lekiu nằm
trong kế hoạch hiện đại hóa của RMAF nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ
lãnh hải rộng lớn. Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, dài
106m, thủy thủ đoàn hơn 150 người.
Lekiu trang bị hệ thống vũ khí hiện đại gồm: pháo hạm 57mm, pháo phòng
không 30mm, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf, tên lửa
chống tàu MM40 Block II Exocet (tầm bắn 70km) và ngư lôi 324mm.
Trong ảnh là tên lửa hành trình chống tàu MM40 Block II Exocet – vũ khí chủ lực của Lekiu - rời bệ phóng.
Chiến hạm lớn thứ hai trong Hải quân Hoàng gia Malaysia là lớp Kasturi
(số lượng 2 chiếc) có lượng giãn nước 1.900 tấn. Hỏa lực của tàu cũng
gồm pháo hạm, pháo phòng không và tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn.
Lực lượng tàu hộ tống của RMAF chỉ vẻn vẹn 4 chiếc lớp Laksamana mua của
Italy những năm 1990. Lớp tàu này có lượng giãn nước 675 tấn nhưng
trang bị hỏa lực tương đương khinh hạm Lekiu.
Hỏa lực của các tàu Laksamana gồm: pháo hạm 76mm, 40mm; tên lửa đối
không Albatros (tầm bắn 15 km); tên lửa chống tàu Otomat Mark 2/Teseo
(tầm bắn 120 km) và ngư lôi chống ngầm cỡ 324 mm.
Mục tiêu là hiện đại hóa đội tàu tuần tra kiểu cũ trong vai trò bảo vệ thềm lục
địa, vùng đặc quyền kinh tế, chống buôn ma túy, chống cướp biển và tìm
kiếm cứu nạn. Giai đoạn 2006-2010, Malaysia mua thêm 6 tàu tuần tra ven
biển lớp Kedah có lượng giãn nước 1.850 tấn, dài 91,1m.
Bên cạnh việc mua sắm tàu chiến mặt nước, Hải quân Malaysia cũng có tham
vọng xây dựng hạm đội tàu ngầm. Tháng 5/2002, nước này ký hợp đồng
với hãng DCNS Pháp mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene trị giá 1,04 tỷ
USD.
Năm 2009, Malaysia lần lượt tiếp nhận 2 tàu ngầm Scorpene trang bị ngư lôi 533 mm và tên lửa hành trình chống tàu SM.39
Exocet.