Nếu như tên lửa được coi là “kiếm dài, thương” để đấu tầm xa thì pháo cói thể xem là “thanh đoản kiếm” đấu tầm gần, trên các máy bay chiến đấu của không lực Mỹ hiện nay hầu hết đều sử dụng chung một khẩu pháo không đối không – đó là M61 Vulcan (hỏa thần) để không chiến ở cự ly cực gần, ở tầm mà tên lửa không có hiệu quả bằng pháo.Khẩu pháo kiểu Gatling nòng xoay M61 Vulcan được thiết kế từ năm 1946 bởi hãng General Electric, chính thức trang bị cho các máy bay chiến đấu của không lực Mỹ từ năm 1959. Không rõ loại máy bay nào được trang bị M61 đầu tiên, nhưng chúng chính thức tham chiến lần đầu vào tháng 4/1965 trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.Pháo không đối không M61 Vulcan (hỏa thần) được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của không quân Mỹ thời bấy giờ là cần vũ khí có nhịp bắn cao, đáng tin cậy để chống lại các máy bay phản lực tốc độ cao. Năm 1946, Quân đội Mỹ đưa ra một hợp đồng với General Electric cho "Dự án Hỏa thần", loại pháo 6 nòng có thể bắn 6.000 trái đạn 20 mm trong 1 phút. Mẫu thử nghiệm T-171 đã được bắn thử vào năm 1949.Phiên bản đầu tiên của loại pháo này gặp vấn đề với đai nối đạn, thường bị nghiêng và bị dập khi bắn. Sau đó, hệ thống nạp đạn không có đai nối được phát triển cho phiên bản M61A1 Hỏa thần.Cho tới nay, M61A1 Vulcan vẫn là phi pháo tiêu chuẩn trên hầu hết các máy bay tiêm kích của Không quân Mỹ, và có khả năng vẫn được sử dụng trong hàng chục năm nữa.Ảnh các binh sĩ Mỹ đang thực hiện việc nạp đạn pháo 20mm của M61A1 vào băng đạn.Pháo không đối không M61A1 có trọng lượng tổng thể khoảng 112kg, trang bị ổ pháo 6 nòng cỡ 20mm.Mỗi nòng pháo đều bắn 1 phát trong mỗi vòng xoay của cụm nòng. Nhiều nòng khiến cỗ pháo đạt tới nhịp bắn rất cao (100 phát mỗi giây), đồng thời giảm thiểu tối đa sự mòn vẹt và nhiệt năng phát sinh.Tốc độ bắn đạt tới 6.000 phát/phút trên phiên bản M61A1 và đến 6.600 phát/phút trên phiên bản M61A2 trang bị cho tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Ảnh: Ổ pháo M61A1 lắp ở gốc cánh tiêm kích F-16.Tốc độ bắn cực cao của pháo M61 đảm bảo tạo ra mật độ hỏa lực dày đặc tăng đáng kể xác suất tiêu diệt mục tiêu là các máy bay tiêm kích nhanh nhẹn của đối phương. Tuy nhiên, M61 Vulcan vẫn có nhược điểm, nhiều chuyên gia phên phán đạn đạo của loại đạn 20 mm là mất năng lượng nhanh, sức công phá và độ chính xác đều thua loại đạn 25–30 mm của châu Âu và Nga.Một điểm đáng phàn nàn nữa của các loại súng Gatling là chúng mất 0.5 giây để khởi động tới tốc độ quay tối đa. Trong một giây đầu, pháo chỉ bắn được 70-75 phát và các chuyên gia cho rằng điều đó đã làm mất điểm lợi thế của loại súng này trước các loại pháo ổ quay, trong khi súng Gatling nặng nề và phức tạp hơn.
Nếu như tên lửa được coi là “kiếm dài, thương” để đấu tầm xa thì pháo cói thể xem là “thanh đoản kiếm” đấu tầm gần, trên các máy bay chiến đấu của không lực Mỹ hiện nay hầu hết đều sử dụng chung một khẩu pháo không đối không – đó là M61 Vulcan (hỏa thần) để không chiến ở cự ly cực gần, ở tầm mà tên lửa không có hiệu quả bằng pháo.
Khẩu pháo kiểu Gatling nòng xoay M61 Vulcan được thiết kế từ năm 1946 bởi hãng General Electric, chính thức trang bị cho các máy bay chiến đấu của không lực Mỹ từ năm 1959. Không rõ loại máy bay nào được trang bị M61 đầu tiên, nhưng chúng chính thức tham chiến lần đầu vào tháng 4/1965 trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Pháo không đối không M61 Vulcan (hỏa thần) được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của không quân Mỹ thời bấy giờ là cần vũ khí có nhịp bắn cao, đáng tin cậy để chống lại các máy bay phản lực tốc độ cao. Năm 1946, Quân đội Mỹ đưa ra một hợp đồng với General Electric cho "Dự án Hỏa thần", loại pháo 6 nòng có thể bắn 6.000 trái đạn 20 mm trong 1 phút. Mẫu thử nghiệm T-171 đã được bắn thử vào năm 1949.
Phiên bản đầu tiên của loại pháo này gặp vấn đề với đai nối đạn, thường bị nghiêng và bị dập khi bắn. Sau đó, hệ thống nạp đạn không có đai nối được phát triển cho phiên bản M61A1 Hỏa thần.
Cho tới nay, M61A1 Vulcan vẫn là phi pháo tiêu chuẩn trên hầu hết các máy bay tiêm kích của Không quân Mỹ, và có khả năng vẫn được sử dụng trong hàng chục năm nữa.
Ảnh các binh sĩ Mỹ đang thực hiện việc nạp đạn pháo 20mm của M61A1 vào băng đạn.
Pháo không đối không M61A1 có trọng lượng tổng thể khoảng 112kg, trang bị ổ pháo 6 nòng cỡ 20mm.
Mỗi nòng pháo đều bắn 1 phát trong mỗi vòng xoay của cụm nòng. Nhiều nòng khiến cỗ pháo đạt tới nhịp bắn rất cao (100 phát mỗi giây), đồng thời giảm thiểu tối đa sự mòn vẹt và nhiệt năng phát sinh.
Tốc độ bắn đạt tới 6.000 phát/phút trên phiên bản M61A1 và đến 6.600 phát/phút trên phiên bản M61A2 trang bị cho tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Ảnh: Ổ pháo M61A1 lắp ở gốc cánh tiêm kích F-16.
Tốc độ bắn cực cao của pháo M61 đảm bảo tạo ra mật độ hỏa lực dày đặc tăng đáng kể xác suất tiêu diệt mục tiêu là các máy bay tiêm kích nhanh nhẹn của đối phương. Tuy nhiên, M61 Vulcan vẫn có nhược điểm, nhiều chuyên gia phên phán đạn đạo của loại đạn 20 mm là mất năng lượng nhanh, sức công phá và độ chính xác đều thua loại đạn 25–30 mm của châu Âu và Nga.
Một điểm đáng phàn nàn nữa của các loại súng Gatling là chúng mất 0.5 giây để khởi động tới tốc độ quay tối đa. Trong một giây đầu, pháo chỉ bắn được 70-75 phát và các chuyên gia cho rằng điều đó đã làm mất điểm lợi thế của loại súng này trước các loại pháo ổ quay, trong khi súng Gatling nặng nề và phức tạp hơn.