JL-9 (đầy đủ là JianLian-9) là máy bay huấn luyện chiến đấu được thiết kế và sản xuất bởi Tổng Công ty Công nghiệp máy bay Quý Châu (GAIC) dành cho Không quân Trung Quốc và Không quân Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện mẫu mày bay này chỉ dành được sự quan tâm từ Không quân Hải quân Trung Quốc.Trong ảnh là một chiếc máy bay huấn luyện JL-9 được đưa ra khỏi dây chuyền chuẩn bị cho các thử nghiệm.JL-9 cũng được phát triển một phiên bản xuất khẩu mang tên FTC-2000 “Đại bàng núi” nhưng vẫn chưa có mối hàng nào.Việc lắp ráp JL-9 đa phần được thực hiện bằng con người, không có máy móc can thiệp.Có một điều đặc biệt là JL-9 vốn được phát triển trên cơ sở mẫu máy bay huấn luyện JJ-7 - sao chép tiêm kích huấn luyện MiG-21U của Không quân Liên Xô.So với khung thân ban đầu của JJ-7, máy bay huấn luyện JL-9 được thiết kế lại cánh, sửa đổi mũi máy bay, chuyển cửa hút không khí (vốn nằm ở mũi) ra hai bên thân máy bay. Như vậy để lại không gian lớn lắp radar điều khiển hỏa lực mạnh hơn.JL-9 được cho là sẽ sử dụng để huấn luyện phi công lái các máy bay tiêm kích thế hệ 4 như Thành Đô J-10, Thẩm Dương J-11, Sukhoi Su-27SK/MKK/MK2.Không rõ bao nhiêu chiếc JL-9 đã được chế tạo cung cấp cho Hải quân Trung Quốc và Không quân Trung Quốc.Hai chiếc JL-9 của GAIC bay thử nghiệm.Máy bay huấn luyện JL-9 được thiết kế nắp buồng lái kính hình dạng oval, mở về bên phải, cung cấp tầm nhìn tốt cho cả học viên và giáo viên bay. Bảng điều khiển buồng lái được lắp 3 màn hình đa năng XPS-2, màn hình HUD nhìn trước và nhiều trang bị khác.Nó được trang bị động cơ phản lực WP-13F vốn dùng trên các máy bay tiêm kích J-7 (sao chép MiG-21) cho khả năng leo cao 260m/s, tầm bay tối đa 2.500km, tốc độ bay tối đa 2.450km/h.JL-9 cũng có khả năng đáp ứng nhiệm vụ cường kích hạng nhẹ khi cần với tải trọng đến 2 tấn vũ khí (gồm rocket, bom và tên lửa không đối đất) trên 4 mấu ở cánh máy bay. Ngoài ra còn có một khẩu pháo nòng đơn 23mm có tốc độ bắn 800 phát/phút bố trí trong thân.
JL-9 (đầy đủ là JianLian-9) là máy bay huấn luyện chiến đấu được thiết kế và sản xuất bởi Tổng Công ty Công nghiệp máy bay Quý Châu (GAIC) dành cho Không quân Trung Quốc và Không quân Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện mẫu mày bay này chỉ dành được sự quan tâm từ Không quân Hải quân Trung Quốc.
Trong ảnh là một chiếc máy bay huấn luyện JL-9 được đưa ra khỏi dây chuyền chuẩn bị cho các thử nghiệm.
JL-9 cũng được phát triển một phiên bản xuất khẩu mang tên FTC-2000 “Đại bàng núi” nhưng vẫn chưa có mối hàng nào.
Việc lắp ráp JL-9 đa phần được thực hiện bằng con người, không có máy móc can thiệp.
Có một điều đặc biệt là JL-9 vốn được phát triển trên cơ sở mẫu máy bay huấn luyện JJ-7 - sao chép tiêm kích huấn luyện MiG-21U của Không quân Liên Xô.
So với khung thân ban đầu của JJ-7, máy bay huấn luyện JL-9 được thiết kế lại cánh, sửa đổi mũi máy bay, chuyển cửa hút không khí (vốn nằm ở mũi) ra hai bên thân máy bay. Như vậy để lại không gian lớn lắp radar điều khiển hỏa lực mạnh hơn.
JL-9 được cho là sẽ sử dụng để huấn luyện phi công lái các máy bay tiêm kích thế hệ 4 như Thành Đô J-10, Thẩm Dương J-11, Sukhoi Su-27SK/MKK/MK2.
Không rõ bao nhiêu chiếc JL-9 đã được chế tạo cung cấp cho Hải quân Trung Quốc và Không quân Trung Quốc.
Hai chiếc JL-9 của GAIC bay thử nghiệm.
Máy bay huấn luyện JL-9 được thiết kế nắp buồng lái kính hình dạng oval, mở về bên phải, cung cấp tầm nhìn tốt cho cả học viên và giáo viên bay. Bảng điều khiển buồng lái được lắp 3 màn hình đa năng XPS-2, màn hình HUD nhìn trước và nhiều trang bị khác.
Nó được trang bị động cơ phản lực WP-13F vốn dùng trên các máy bay tiêm kích J-7 (sao chép MiG-21) cho khả năng leo cao 260m/s, tầm bay tối đa 2.500km, tốc độ bay tối đa 2.450km/h.
JL-9 cũng có khả năng đáp ứng nhiệm vụ cường kích hạng nhẹ khi cần với tải trọng đến 2 tấn vũ khí (gồm rocket, bom và tên lửa không đối đất) trên 4 mấu ở cánh máy bay. Ngoài ra còn có một khẩu pháo nòng đơn 23mm có tốc độ bắn 800 phát/phút bố trí trong thân.