Một hình ảnh của nhiếp ảnh gia Nga đăng tải trên trang tổng hợp ảnh hàng không Russian plane.nets cho thấy một phi công ngồi trước cầm lái chiếc tiêm kích Su-30 có vóc dáng người châu Á. Trong khi viên phi công ngồi sau chắc chắn là người Nga. Các trang mạng Trung Quốc tin rằng, đó là một trong 4 phi công Không quân Trung Quốc đang được đào tạo để vận hành tiêm kích Su-35 hiện đại tại Nga. Nguồn ảnh: Russian plane.netsGiáo viên bay ngồi sau khả năng rất cao chính là Sergey Bogdan – một trong những phi công thử nghiệm kỳ cựu nhất Không quân Nga hiện nay. Ông hiện cũng là phi công lái máy bay Sukhoi cừ khôi nhất khi đã tham gia bay thử nghiệm trên hầu hết các tiêm kích Sukhoi thế hệ 4-5 như Su-27, loạt phiên bản Su-30, Su-35, Su-47, Su T-50… Ảnh: Sergey Bogdan tại triển lãm hàng không Chu Hải 2016. Nguồn ảnh: Russian plane.netsÍt nhất 4 phi công Trung Quốc đã được gửi tới trung tâm thử nghiệm Zhukovsky, Nga để huấn luyện bay tiêm kích đa năng Su-35. Ảnh: Hai chiếc Su-35 số hiệu 01 (RF-90.719) và 02 (RF-90.720) được cho là bay bởi phi công Trung Quốc tại Nga. Nguồn ảnh: Russian plane.netsCác hình ảnh của nhiếp ảnh gia Nga cho thấy, có khả năng phi công Trung Quốc đã được thả bay đơn trên Su-35. Nguồn ảnh: Russian plane.netsDự kiến, cuối năm nay phía Nga sẽ bàn giao 4 tiêm kích đa năng Su-35 cho Không quân Trung Quốc theo hợp đồng cung cấp 24 chiếc trị giá 2 tỷ USD (ước tính đơn giá một Su-35 khoảng 80 triệu USD). Nguồn ảnh: Russian plane.netsCác máy bay Su-35 hầu như đều giữ nguyên thiết kế cùng phiên bản nội địa của Nga. Ngay cả hệ thống hiển thị sẽ dùng chữ tiếng Nga thay vì tiếng Trung Quốc – lý do được đưa ra là chữ tượng hình của Trung Quốc khó đọc trên màn hình LCD trong buồng lái. Nguồn ảnh: Russian plane.netsViệc Trung Quốc vẫn quyết định mua tiêm kích Su-35 trong khi đã phát triển gần như thành công tiêm kích tàng hình J-20 được cho là nhằm tìm kiếm thêm công nghệ. Bởi J-20 hiện vẫn chỉ là tiêm kích thế hệ 5 nửa vời khi thiếu radar, vũ khí và động cơ chuẩn thế hệ 5. Nguồn ảnh: Russian plane.netsRadar mạng pha bị động tầm trinh sát 400km Irbis-E trên Su-35 sẽ giúp Trung Quốc hoàn thiện mẫu radar riêng cho J-20. Nguồn ảnh: Russian plane.netsTrong khi động cơ phản lực kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều AL-41F hay 117S sẽ hữu ích để Trung Quốc phát triển động cơ mới cho dòng tiêm kích J-20 – hiện vẫn còn dùng động cơ AL-31F của Nga. Nguồn ảnh: Russian plane.netsTuy nhiên, việc sao chép công nghệ hiện tại sẽ không hề đơn giản khi người Nga đã trở nên dè dặt đề phòng sau khi bị Trung Quốc sao chép trắng trợn Su-27/30.
Một hình ảnh của nhiếp ảnh gia Nga đăng tải trên trang tổng hợp ảnh hàng không Russian plane.nets cho thấy một phi công ngồi trước cầm lái chiếc tiêm kích Su-30 có vóc dáng người châu Á. Trong khi viên phi công ngồi sau chắc chắn là người Nga. Các trang mạng Trung Quốc tin rằng, đó là một trong 4 phi công Không quân Trung Quốc đang được đào tạo để vận hành tiêm kích Su-35 hiện đại tại Nga. Nguồn ảnh: Russian plane.nets
Giáo viên bay ngồi sau khả năng rất cao chính là Sergey Bogdan – một trong những phi công thử nghiệm kỳ cựu nhất Không quân Nga hiện nay. Ông hiện cũng là phi công lái máy bay Sukhoi cừ khôi nhất khi đã tham gia bay thử nghiệm trên hầu hết các tiêm kích Sukhoi thế hệ 4-5 như Su-27, loạt phiên bản Su-30, Su-35, Su-47, Su T-50… Ảnh: Sergey Bogdan tại triển lãm hàng không Chu Hải 2016. Nguồn ảnh: Russian plane.nets
Ít nhất 4 phi công Trung Quốc đã được gửi tới trung tâm thử nghiệm Zhukovsky, Nga để huấn luyện bay tiêm kích đa năng Su-35. Ảnh: Hai chiếc Su-35 số hiệu 01 (RF-90.719) và 02 (RF-90.720) được cho là bay bởi phi công Trung Quốc tại Nga. Nguồn ảnh: Russian plane.nets
Các hình ảnh của nhiếp ảnh gia Nga cho thấy, có khả năng phi công Trung Quốc đã được thả bay đơn trên Su-35. Nguồn ảnh: Russian plane.nets
Dự kiến, cuối năm nay phía Nga sẽ bàn giao 4 tiêm kích đa năng Su-35 cho Không quân Trung Quốc theo hợp đồng cung cấp 24 chiếc trị giá 2 tỷ USD (ước tính đơn giá một Su-35 khoảng 80 triệu USD). Nguồn ảnh: Russian plane.nets
Các máy bay Su-35 hầu như đều giữ nguyên thiết kế cùng phiên bản nội địa của Nga. Ngay cả hệ thống hiển thị sẽ dùng chữ tiếng Nga thay vì tiếng Trung Quốc – lý do được đưa ra là chữ tượng hình của Trung Quốc khó đọc trên màn hình LCD trong buồng lái. Nguồn ảnh: Russian plane.nets
Việc Trung Quốc vẫn quyết định mua tiêm kích Su-35 trong khi đã phát triển gần như thành công tiêm kích tàng hình J-20 được cho là nhằm tìm kiếm thêm công nghệ. Bởi J-20 hiện vẫn chỉ là tiêm kích thế hệ 5 nửa vời khi thiếu radar, vũ khí và động cơ chuẩn thế hệ 5. Nguồn ảnh: Russian plane.nets
Radar mạng pha bị động tầm trinh sát 400km Irbis-E trên Su-35 sẽ giúp Trung Quốc hoàn thiện mẫu radar riêng cho J-20. Nguồn ảnh: Russian plane.nets
Trong khi động cơ phản lực kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều AL-41F hay 117S sẽ hữu ích để Trung Quốc phát triển động cơ mới cho dòng tiêm kích J-20 – hiện vẫn còn dùng động cơ AL-31F của Nga. Nguồn ảnh: Russian plane.nets
Tuy nhiên, việc sao chép công nghệ hiện tại sẽ không hề đơn giản khi người Nga đã trở nên dè dặt đề phòng sau khi bị Trung Quốc sao chép trắng trợn Su-27/30.