Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu cường kích Su-17 do cục thiết kế Sukhoi phát triển, được sản xuất tại liên hiệp Komsomolsk-on-Amur từ năm 1969-1990 với tổng cộng 2.867 chiếc. Nó được xuất khẩu rộng rãi tới khoảng 25 nước ở châu Á, châu Phi với tên gọi Su-20 hoặc Su-22. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 5 nước còn sử dụng máy bay Su-22.Ở châu Âu, hiện chỉ còn Không quân Ba Lan duy trì hoạt động 47 chiếc máy bay cường kích Su-22 gồm hai biến thể: 31 Su-22M4 (chiến đấu, một chỗ ngồi) và 6 Su-22UM3K (huấn luyện hai chỗ ngồi). Trong quá khứ, nước này đã nhận từ Liên Xô tổng cộng 110 chiếc Su-22 các loại.Từ năm 2014, Ba Lan đã lên kế hoạch thay thế máy bay Su-22 bằng tiêm kích F-16 của Mỹ. Tuy nhiên, do vấn đề kinh phí mà sau cùng Ba Lan quyết định tiếp tục duy trì Su-22 thêm nhiều năm nữa. Vụ rơi Su-22 gần đây nhất mà Ba Lan gặp phải là vào năm 2003, tuy nhiên khi đó chiếc Su-22M4 bị tên lửa SA-6 bắn nhầm trong một cuộc tập trận.Ở châu Phi, hiện chỉ có Không quân Angola còn duy trì tổng cộng 14 chiếc cường kích Su-22 được mua từ Belarus năm 1999.Các máy bay Su-22 của Angola gồm 2 biến thể Su-22M4 và Su-22UM3K giống với Ba Lan. Trong đó, mẫu Su-22M4 có khả năng sử dụng vũ khí chính xác cao nhờ được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực so với các thế hệ trước đó.Ở châu Á, còn 3 quốc gia sử dụng máy bay cường kích Su-22 với số lượng rất lớn. Đầu tiên là Không quân Yemen với tổng số 50 chiếc máy bay Su-22 gồm nhiều biến thể: Su-22M-2; Su-22M-3K và Su-22U. Các biến thể này hầu như đều không mang được vũ khí chính xác cao.Không quân Syria còn duy trì khoảng 50 chiếc máy bay cường kích Su-22 và sử dụng nó để tấn công lực lượng nổi dậy trong các năm gần đây. Các biển thể Su-22 của Syria gồm: Su-22M2, Su-22M3 và Su-22M4.Trong ảnh, máy bay cường kích Su-22 của Không quân Syria đang ném bom không kích quân nổi dậy ở các vùng chiến sự.Tạp chí Flight Global ước tính Không quân Việt Nam còn khoảng 38 chiếc Su-22M4 và Su-22UM3K còn hoạt động. Ngoài ra, ít nhất 50 chiếc Su-22 nằm trong các kho bảo quản lâu dài. Máy bay Su-22 được biên chế trong cả 3 sư đoàn không quân đóng ở miền Bắc, Trung, Nam làm nhiệm vụ bảo vệ không phận, vùng biển.Ảnh máy bay cường kích Su-22M4 – biến thể hiện đại nhất của dùng Su-22 trên bầu trời Việt Nam.
Su-22 là tên gọi biến thể xuất khẩu cường kích Su-17 do cục thiết kế Sukhoi phát triển, được sản xuất tại liên hiệp Komsomolsk-on-Amur từ năm 1969-1990 với tổng cộng 2.867 chiếc. Nó được xuất khẩu rộng rãi tới khoảng 25 nước ở châu Á, châu Phi với tên gọi Su-20 hoặc Su-22. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 5 nước còn sử dụng máy bay Su-22.
Ở châu Âu, hiện chỉ còn Không quân Ba Lan duy trì hoạt động 47 chiếc máy bay cường kích Su-22 gồm hai biến thể: 31 Su-22M4 (chiến đấu, một chỗ ngồi) và 6 Su-22UM3K (huấn luyện hai chỗ ngồi). Trong quá khứ, nước này đã nhận từ Liên Xô tổng cộng 110 chiếc Su-22 các loại.
Từ năm 2014, Ba Lan đã lên kế hoạch thay thế máy bay Su-22 bằng tiêm kích F-16 của Mỹ. Tuy nhiên, do vấn đề kinh phí mà sau cùng Ba Lan quyết định tiếp tục duy trì Su-22 thêm nhiều năm nữa. Vụ rơi Su-22 gần đây nhất mà Ba Lan gặp phải là vào năm 2003, tuy nhiên khi đó chiếc Su-22M4 bị tên lửa SA-6 bắn nhầm trong một cuộc tập trận.
Ở châu Phi, hiện chỉ có Không quân Angola còn duy trì tổng cộng 14 chiếc cường kích Su-22 được mua từ Belarus năm 1999.
Các máy bay Su-22 của Angola gồm 2 biến thể Su-22M4 và Su-22UM3K giống với Ba Lan. Trong đó, mẫu Su-22M4 có khả năng sử dụng vũ khí chính xác cao nhờ được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực so với các thế hệ trước đó.
Ở châu Á, còn 3 quốc gia sử dụng máy bay cường kích Su-22 với số lượng rất lớn. Đầu tiên là Không quân Yemen với tổng số 50 chiếc máy bay Su-22 gồm nhiều biến thể: Su-22M-2; Su-22M-3K và Su-22U. Các biến thể này hầu như đều không mang được vũ khí chính xác cao.
Không quân Syria còn duy trì khoảng 50 chiếc máy bay cường kích Su-22 và sử dụng nó để tấn công lực lượng nổi dậy trong các năm gần đây. Các biển thể Su-22 của Syria gồm: Su-22M2, Su-22M3 và Su-22M4.
Trong ảnh, máy bay cường kích Su-22 của Không quân Syria đang ném bom không kích quân nổi dậy ở các vùng chiến sự.
Tạp chí Flight Global ước tính Không quân Việt Nam còn khoảng 38 chiếc Su-22M4 và Su-22UM3K còn hoạt động. Ngoài ra, ít nhất 50 chiếc Su-22 nằm trong các kho bảo quản lâu dài. Máy bay Su-22 được biên chế trong cả 3 sư đoàn không quân đóng ở miền Bắc, Trung, Nam làm nhiệm vụ bảo vệ không phận, vùng biển.
Ảnh máy bay cường kích Su-22M4 – biến thể hiện đại nhất của dùng Su-22 trên bầu trời Việt Nam.