Mới đây, kênh truyền hình Nga đã thực hiện một chương trình về hoạt động của lực lượng không quân ném bom trang bị oanh tạc cơ Tu-95. Trong đó, có quay một số hình ảnh góc cạnh Tu-95 trên không, trong máy bay.Hiện Không quân Nga duy trì 58 chiếc Tu-95 (gồm 2 biến thể Tu-95MS và Tu-95MS16) và chúng vẫn thường xuyên thực hiện các hoạt động bay huấn luyện chiến đấu, tuần tra tầm xa. Mặc dù là thiết kế lỗi thời nhưng mỗi khi Tu-95 xuất hiện ở đâu thì Mỹ, NATO luôn phải dè chừng.Trong ảnh, Tu-95 cất cánh lên không trung thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên. Để nâng cả máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 188 tấn, nhà thiết kế Tupolev đã trang bị cho Tu-95 4 động cơ NK-12MV lắp cánh quạt kép quay ngược chiều nhau cho tốc độ 925km/h ngang ngửa máy bay ném bom phản lực.Phi công oanh tạc cơ Tu-95 vẫn đội những chiếc mũ bay mang dáng dấp công nghệ những năm 1950.Bộ càng bánh đáp của Tu-95 đang gấp vào khoang chứa sau khi đã cất cánh thành công.Góc quay từ đuôi máy bay nhìn về phía trước.Tu-95 có chiều dài 49,5m, sải cánh 51,1m, sải cánh 12,12m, trọng lượng rỗng 90 tấn.Tầm bay của nó đạt 15.000km và có thể tăng thêm nếu dùng hệ thống tiếp nhiên liệu trên không gắn ngay trước kính buồng lái.Oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 có thể đạt trần bay đến 12.000m.Để vận hành con quái vật này cần tới phi hành đoàn 7 người. Trong ảnh là các sĩ quan hoa tiêu, radar, điều khiển vũ khí ngồi ở khoang sau buồng lái.Tu-95 có thể mang tới 15 tấn vũ khí trong khoang thân gồm bom và các loại tên lửa hành trình không đối đất/đối hải tầm xa như Kh-20, Kh-22, Kh-26 và Kh-55.Buồng lái nhìn từ phía ngoài.Bảng điều khiển phi công đậm chất công nghệ những năm 1950 – đơn giản, nhiều đồng hồ, màn hình radar nhỏ.Đường băng nhìn từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95.Chuẩn bị hạ cánh.Hoàn tất nhiệm vụ.
Mới đây, kênh truyền hình Nga đã thực hiện một chương trình về hoạt động của lực lượng không quân ném bom trang bị oanh tạc cơ Tu-95. Trong đó, có quay một số hình ảnh góc cạnh Tu-95 trên không, trong máy bay.
Hiện Không quân Nga duy trì 58 chiếc Tu-95 (gồm 2 biến thể Tu-95MS và Tu-95MS16) và chúng vẫn thường xuyên thực hiện các hoạt động bay huấn luyện chiến đấu, tuần tra tầm xa. Mặc dù là thiết kế lỗi thời nhưng mỗi khi
Tu-95 xuất hiện ở đâu thì Mỹ, NATO luôn phải dè chừng.
Trong ảnh, Tu-95 cất cánh lên không trung thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên. Để nâng cả máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 188 tấn, nhà thiết kế Tupolev đã trang bị cho Tu-95 4 động cơ NK-12MV lắp cánh quạt kép quay ngược chiều nhau cho tốc độ 925km/h ngang ngửa máy bay ném bom phản lực.
Phi công oanh tạc cơ Tu-95 vẫn đội những chiếc mũ bay mang dáng dấp công nghệ những năm 1950.
Bộ càng bánh đáp của Tu-95 đang gấp vào khoang chứa sau khi đã cất cánh thành công.
Góc quay từ đuôi máy bay nhìn về phía trước.
Tu-95 có chiều dài 49,5m, sải cánh 51,1m, sải cánh 12,12m, trọng lượng rỗng 90 tấn.
Tầm bay của nó đạt 15.000km và có thể tăng thêm nếu dùng hệ thống tiếp nhiên liệu trên không gắn ngay trước kính buồng lái.
Oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 có thể đạt trần bay đến 12.000m.
Để vận hành con quái vật này cần tới phi hành đoàn 7 người. Trong ảnh là các sĩ quan hoa tiêu, radar, điều khiển vũ khí ngồi ở khoang sau buồng lái.
Tu-95 có thể mang tới 15 tấn vũ khí trong khoang thân gồm bom và các loại tên lửa hành trình không đối đất/đối hải tầm xa như Kh-20, Kh-22, Kh-26 và Kh-55.
Buồng lái nhìn từ phía ngoài.
Bảng điều khiển phi công đậm chất công nghệ những năm 1950 – đơn giản, nhiều đồng hồ, màn hình radar nhỏ.
Đường băng nhìn từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95.
Chuẩn bị hạ cánh.
Hoàn tất nhiệm vụ.