Các tên lửa phòng không Trung Quốc ngày càng được lòng các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Đầu tiên là Campuchia đã mua các tên lửa phòng không FN-6 của Trung Quốc để tăng cường khả năng phòng không, sau đó tới Myanmar mua các tổ hợp tên lửa phòng không KS-1 (HQ-12)…Nguồn ảnh: TRISHULVà mới đây nhất, theo tạp chí Khán Hòa dẫn nguồn quan chức công nghiệp quốc phòng Thái Lan cho hay, Không quân Thái Lan đã hoàn tất việc ký hợp đồng với Trung Quốc mua các tổ hợp tên lửa phòng không KS-1/HQ-12. Một khi thỏa thuận có hiệu lực, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, thứ 3 trên thế giới sở hữu KS-1. Nguồn ảnh: top81Cũng theo nguồn tin, do hạn chế về mặt ngân sách mà Thái Lan chỉ có khả năng mau ba bệ phóng của hệ thống tên lửa tầm trung KS-1/HQ-12. Nguồn ảnh: chinamilitaryreviewHệ thống tên lửa phòng không KS-1 được Trung Quốc phát triển nhằm thay thế loại HQ-2 (Hồng Kỳ 2) - chủ lực của phòng không Trung Quốc suốt giai đoạn 1960-1990. Loại tên lửa này được đánh giá có thể đánh chặn hầu hết các mục tiêu khí động gồm máy bay, trực thăng, UAV và cả tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: chinamilitaryreviewMột khẩu đội tiêu chuẩn tổ hợp tên lửa KS-1/1A hay HQ-12 gồm: một bộ radar mạng pha bị động; 4 bệ phóng (mỗi bệ 2 tên lửa); 24 đạn dự trữ và các thành phần hỗ trợ khác. Trong đó, loại radar được trang bị cho KS-1 khác nhau ở từng phiên bản. Phiên bản đầu tiên dùng loại SJ-202 của tổ hợp HQ-2, các phiên bản sau dùng đài mạng pha bị động H-200 có tầm theo dõi đến 100km, dẫn đường được cho 6 tên lửa bắn hạ 3 mục tiêu; đài SJ-231 có thể dẫn đường cho tới 8 tên lửa hạ 4 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: chinamilitaryreviewTên lửa đạt tầm phóng từ 50-70km tùy phiên bản. Các nguồn tin CNQP Thái Lan cho hay, nước này có thể nhận được phiên bản KS-1C đạt tầm bắn chống mục tiêu máy bay, trực thăng ở cự ly 5-70km và 7-30km với tên lửa hành trình. Độ cao đánh chặn từ 30m tới 27km. Nguồn ảnh: ChinamilTuy có thông số kỹ thuật khá cao, nhưng các phiên bản tên lửa phòng không KS-1 của Trung Quốc đều mắc phải nhược điểm chết người. Điều đó nằm ở cơ cấu bệ phóng, đạn tên lửa được treo dưới ray phóng (thay vì nằm phía). Cách bố trí này gây nhiều khó khăn cho quá trình khởi động tên lửa. Trong chiến đấu, động cơ tên lửa phải được khởi động trước khi hệ thống treo bung ra, nếu không quả đạn sẽ rơi ngay trên đầu bệ phóng. Rõ ràng là người Thái phải vô cùng cẩn trọng với loại tên lửa này. Nguồn ảnh: ChinamilNếu như Thái Lan tin tưởng giao bầu trời cho KS-1 thì quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia gần như chắc chắn sẽ nhập khẩu hệ thống tên lửa phòng không Sky Dragon 50 thế hệ mới do Tổng công ty công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO), Trung Quốc phát triển. Nguồn ảnh: ArmyrecognitionĐại diện NORINCO tại triển lãm Indo Defence 2016 cho hay, công ty này đã nhận được đơn đề nghị cung cấp Sky Dragon 50 cho Không quân Indonesia. Và hiện tại đã hoàn thành việc đánh giá hệ thống ban đầu. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Sky Dragon 50 phóng thử nghiệm tên lửa.Sky Dragon 50 là hệ thống đất đối không tầm trung do NORINCO phát triển phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Trong ảnh là đài radar mạng pha chỉ thị mục tiêu ba tham số IBIS150 của Sky Dragon. Nguồn ảnh: SkailterHệ thống tên lửa Sky Dragon 50 có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 30m tới 20km, tầm bắn từ 3-50km. Các mục tiêu mà nó bắn hạ được gồm máy bay, trực thăng, UAV. Trong ảnh là đạn tên lửa của Sky Dragon 50 với hình dáng rất giống tên lửa không đối không R-77 (RVV-AE) của Nga. Nguồn ảnh: Defence-updateMột khẩu đội Sky Dragon 50 gồm 6 xe phóng tự hành (mỗi xe lắp 4 tên lửa); một radar chỉ thị mục tiêu. Tất cả các thành tố đều đặt trên khung gầm xe bánh lốp 6x6 cơ động cao. Nguồn ảnh: Sinodefence
Các tên lửa phòng không Trung Quốc ngày càng được lòng các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Đầu tiên là Campuchia đã mua các tên lửa phòng không FN-6 của Trung Quốc để tăng cường khả năng phòng không, sau đó tới Myanmar mua các tổ hợp tên lửa phòng không KS-1 (HQ-12)…Nguồn ảnh: TRISHUL
Và mới đây nhất, theo tạp chí Khán Hòa dẫn nguồn quan chức công nghiệp quốc phòng Thái Lan cho hay, Không quân Thái Lan đã hoàn tất việc ký hợp đồng với Trung Quốc mua các tổ hợp tên lửa phòng không KS-1/HQ-12. Một khi thỏa thuận có hiệu lực, Thái Lan sẽ trở thành quốc gia thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, thứ 3 trên thế giới sở hữu KS-1. Nguồn ảnh: top81
Cũng theo nguồn tin, do hạn chế về mặt ngân sách mà Thái Lan chỉ có khả năng mau ba bệ phóng của hệ thống tên lửa tầm trung KS-1/HQ-12. Nguồn ảnh: chinamilitaryreview
Hệ thống tên lửa phòng không KS-1 được Trung Quốc phát triển nhằm thay thế loại HQ-2 (Hồng Kỳ 2) - chủ lực của phòng không Trung Quốc suốt giai đoạn 1960-1990. Loại tên lửa này được đánh giá có thể đánh chặn hầu hết các mục tiêu khí động gồm máy bay, trực thăng, UAV và cả tên lửa hành trình. Nguồn ảnh: chinamilitaryreview
Một khẩu đội tiêu chuẩn tổ hợp tên lửa KS-1/1A hay HQ-12 gồm: một bộ radar mạng pha bị động; 4 bệ phóng (mỗi bệ 2 tên lửa); 24 đạn dự trữ và các thành phần hỗ trợ khác. Trong đó, loại radar được trang bị cho KS-1 khác nhau ở từng phiên bản. Phiên bản đầu tiên dùng loại SJ-202 của tổ hợp HQ-2, các phiên bản sau dùng đài mạng pha bị động H-200 có tầm theo dõi đến 100km, dẫn đường được cho 6 tên lửa bắn hạ 3 mục tiêu; đài SJ-231 có thể dẫn đường cho tới 8 tên lửa hạ 4 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: chinamilitaryreview
Tên lửa đạt tầm phóng từ 50-70km tùy phiên bản. Các nguồn tin CNQP Thái Lan cho hay, nước này có thể nhận được phiên bản KS-1C đạt tầm bắn chống mục tiêu máy bay, trực thăng ở cự ly 5-70km và 7-30km với tên lửa hành trình. Độ cao đánh chặn từ 30m tới 27km. Nguồn ảnh: Chinamil
Tuy có thông số kỹ thuật khá cao, nhưng các phiên bản tên lửa phòng không KS-1 của Trung Quốc đều mắc phải nhược điểm chết người. Điều đó nằm ở cơ cấu bệ phóng, đạn tên lửa được treo dưới ray phóng (thay vì nằm phía). Cách bố trí này gây nhiều khó khăn cho quá trình khởi động tên lửa. Trong chiến đấu, động cơ tên lửa phải được khởi động trước khi hệ thống treo bung ra, nếu không quả đạn sẽ rơi ngay trên đầu bệ phóng. Rõ ràng là người Thái phải vô cùng cẩn trọng với loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Chinamil
Nếu như Thái Lan tin tưởng giao bầu trời cho KS-1 thì quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia gần như chắc chắn sẽ nhập khẩu hệ thống tên lửa phòng không Sky Dragon 50 thế hệ mới do Tổng công ty công nghiệp Hoa Bắc (NORINCO), Trung Quốc phát triển. Nguồn ảnh: Armyrecognition
Đại diện NORINCO tại triển lãm Indo Defence 2016 cho hay, công ty này đã nhận được đơn đề nghị cung cấp Sky Dragon 50 cho Không quân Indonesia. Và hiện tại đã hoàn thành việc đánh giá hệ thống ban đầu. Ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không Sky Dragon 50 phóng thử nghiệm tên lửa.
Sky Dragon 50 là hệ thống đất đối không tầm trung do NORINCO phát triển phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Trong ảnh là đài radar mạng pha chỉ thị mục tiêu ba tham số IBIS150 của Sky Dragon. Nguồn ảnh: Skailter
Hệ thống tên lửa Sky Dragon 50 có thể tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 30m tới 20km, tầm bắn từ 3-50km. Các mục tiêu mà nó bắn hạ được gồm máy bay, trực thăng, UAV. Trong ảnh là đạn tên lửa của Sky Dragon 50 với hình dáng rất giống tên lửa không đối không R-77 (RVV-AE) của Nga. Nguồn ảnh: Defence-update
Một khẩu đội Sky Dragon 50 gồm 6 xe phóng tự hành (mỗi xe lắp 4 tên lửa); một radar chỉ thị mục tiêu. Tất cả các thành tố đều đặt trên khung gầm xe bánh lốp 6x6 cơ động cao. Nguồn ảnh: Sinodefence