Số 1: Zumwalt, Mỹ. Chiến hạm đến từ tương lai là thiết kế tiên tiến nhất của hải quân Mỹ. Tàu mang trong mình nhiều giải pháp công nghệ mang tính cách mạng đối với tác chiến hải quân. Ban đầu, Mỹ dự định đóng mới 32 tàu nhưng sau đó giảm xuống chỉ còn 3 tàu do đơn giá quá cao.Điểm đột phá đầu tiên của tàu khu trục Zumwalt là thiết kế thủy động lực học theo công nghệ "sóng xuyên thân" cùng cấu trúc thượng tầng kiểu kim tự tháp độc đáo. Zumwalt có khả năng tàng hình rất cao. Dù Zumwalt có kích thước tương đương tuần dương hạm nhưng độ bộc lộ radar chỉ tương đương tàu đánh cá nhỏ.Tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh gồm 2 pháo hạm AGS 155 mm bắn đạn pháo có điều khiển LRLAP, tầm bắn 154 km; 80 module phóng thẳng đứng Mk57; 2 pháo 57 mm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng hoặc 3 trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout. Số 2: Sejong Đại đế, Hàn Quốc. Đây là chiến hạm mang nhiều tên lửa thứ 2 thế giới, sau tuần dương hạm lớp Kirov của Nga. Sejong Đại đế hiện là khu trục hạm hiện đại nhất Hải quân Hàn Quốc. Tàu có thiết kế thủy động lực học tương tự lớp Arleigh Burke của Mỹ nhưng lớn hơn với lượng choán nước tới 11.000 tấn.Sejong Đại đế là lớp tàu khu trục thứ 3 ngoài Mỹ được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Tàu sử dụng hệ thống chiến đấu Aegis, tiêu chuẩn 7, pha 1 cho phép đối phó với nhiều mối đe dọa khác nhau.Tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh với 128 ống phóng thẳng đứng, trong đó có 80 VLS Mk41 sử dụng tên lửa phòng không SM-2, 48 K-VLS sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hyunmoo III. Ngoài ra còn có 8 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung đặt trong bệ phóng nghiêng. Tàu còn được vũ trang pháo hạm 127 mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần RIM-116, pháo tự động 30 mm. Số 3: Arleigh Burke, Mỹ. Đây là lớp tàu khu trục đông đảo nhất thế giới với 62 chiếc đang hoạt động. Arleigh Burke tạo nên "xương sống" lực lượng tác chiến mặt nước, tấn công mặt đất, chống ngầm và phòng thủ tên lửa của hải quân Mỹ. Tàu có lượng choán nước từ 8.300 đến 10.800 tấn tùy phiên bản.Mỗi tàu được trang bị từ 90 đến 96 ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk41 sử dụng tên lửa phòng không SM-2, tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk và tên lửa chống ngầm. Ngoài ra, tàu được vũ trang pháo hạm 127 mm, 8 tên lửa chống hạm Harpoon, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.Arleigh Burke đã tham gia rất nhiều chiến dịch quân sự trên khắp thế giới và chứng minh là chiến hạm có sức mạnh hàng đầu thế giới. Tàu được trang bị hệ thống động lực tuabin khí với tổng công suất 100.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Số 4: Type-052D, Trung Quốc. Đây là lớp tàu chiến hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc được phát triển từ Type-052C. Nó được ví von là "chiến hạm Aegis của Trung Quốc" với cách bố trí các mảng ăng ten radar tương tự lớp Arleigh Burke của Mỹ.Tàu được vũ trang pháo hạm 130 mm, 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730, 1 cụm phóng tên lửa phòng không tầm thấp HHQ-10. Type-052D được trang bị 64 VLS có thể bắn tên lửa phòng không HHQ-9, tên lửa chống hạm YJ-18, tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10. 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm.Type-052D có lượng choán nước 7.500 tấn. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc Z-9C. Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuabin khí - diesel, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ. Số 5: Kolkata, Ấn Độ. Đây là dự án tàu chiến đầy tâm huyết của Ấn Độ nhằm phát triển lực lượng hải quân nước xanh. Ấn Độ mất gần 20 năm mới hoàn thiện lớp tàu chiến này. Tàu đầu tiên mang tên INS Kolkata được đưa vào sử dụng từ năm 2014.Kolkata nổi bật với cột buồm hình tháp, trên đỉnh lắp radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2248 MF-STAR, một trong những radar hàng hải tiên tiến nhất thế giới do Israel chế tạo. Tàu có lượng choán nước 7.400 tấn.Tàu được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ gồm: Pháo hạm 76 mm, 32 VLS sử dụng tên lửa phòng không tầm trung Barak-8, 16 VLS sử dụng tên lửa chống hạm BrahMos, 4 pháo bắn siêu nhanh AK-630, 2 cụm phóng rocket chống ngầm RBU-6000, 4 ống phóng ngư lôi chống ngầm 533 mm.
Số 1: Zumwalt, Mỹ. Chiến hạm đến từ tương lai là thiết kế tiên tiến nhất của hải quân Mỹ. Tàu mang trong mình nhiều giải pháp công nghệ mang tính cách mạng đối với tác chiến hải quân. Ban đầu, Mỹ dự định đóng mới 32 tàu nhưng sau đó giảm xuống chỉ còn 3 tàu do đơn giá quá cao.
Điểm đột phá đầu tiên của tàu khu trục Zumwalt là thiết kế thủy động lực học theo công nghệ "sóng xuyên thân" cùng cấu trúc thượng tầng kiểu kim tự tháp độc đáo. Zumwalt có khả năng tàng hình rất cao. Dù Zumwalt có kích thước tương đương tuần dương hạm nhưng độ bộc lộ radar chỉ tương đương tàu đánh cá nhỏ.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh gồm 2 pháo hạm AGS 155 mm bắn đạn pháo có điều khiển LRLAP, tầm bắn 154 km; 80 module phóng thẳng đứng Mk57; 2 pháo 57 mm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng hoặc 3 trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.
Số 2: Sejong Đại đế, Hàn Quốc. Đây là chiến hạm mang nhiều tên lửa thứ 2 thế giới, sau tuần dương hạm lớp Kirov của Nga. Sejong Đại đế hiện là khu trục hạm hiện đại nhất Hải quân Hàn Quốc. Tàu có thiết kế thủy động lực học tương tự lớp Arleigh Burke của Mỹ nhưng lớn hơn với lượng choán nước tới 11.000 tấn.
Sejong Đại đế là lớp tàu khu trục thứ 3 ngoài Mỹ được trang bị hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Tàu sử dụng hệ thống chiến đấu Aegis, tiêu chuẩn 7, pha 1 cho phép đối phó với nhiều mối đe dọa khác nhau.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh với 128 ống phóng thẳng đứng, trong đó có 80 VLS Mk41 sử dụng tên lửa phòng không SM-2, 48 K-VLS sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hyunmoo III. Ngoài ra còn có 8 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung đặt trong bệ phóng nghiêng. Tàu còn được vũ trang pháo hạm 127 mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần RIM-116, pháo tự động 30 mm.
Số 3: Arleigh Burke, Mỹ. Đây là lớp tàu khu trục đông đảo nhất thế giới với 62 chiếc đang hoạt động. Arleigh Burke tạo nên "xương sống" lực lượng tác chiến mặt nước, tấn công mặt đất, chống ngầm và phòng thủ tên lửa của hải quân Mỹ. Tàu có lượng choán nước từ 8.300 đến 10.800 tấn tùy phiên bản.
Mỗi tàu được trang bị từ 90 đến 96 ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk41 sử dụng tên lửa phòng không SM-2, tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3, tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk và tên lửa chống ngầm. Ngoài ra, tàu được vũ trang pháo hạm 127 mm, 8 tên lửa chống hạm Harpoon, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx.
Arleigh Burke đã tham gia rất nhiều chiến dịch quân sự trên khắp thế giới và chứng minh là chiến hạm có sức mạnh hàng đầu thế giới. Tàu được trang bị hệ thống động lực tuabin khí với tổng công suất 100.000 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
Số 4: Type-052D, Trung Quốc. Đây là lớp tàu chiến hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc được phát triển từ Type-052C. Nó được ví von là "chiến hạm Aegis của Trung Quốc" với cách bố trí các mảng ăng ten radar tương tự lớp Arleigh Burke của Mỹ.
Tàu được vũ trang pháo hạm 130 mm, 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730, 1 cụm phóng tên lửa phòng không tầm thấp HHQ-10. Type-052D được trang bị 64 VLS có thể bắn tên lửa phòng không HHQ-9, tên lửa chống hạm YJ-18, tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10. 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm.
Type-052D có lượng choán nước 7.500 tấn. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc Z-9C. Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuabin khí - diesel, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
Số 5: Kolkata, Ấn Độ. Đây là dự án tàu chiến đầy tâm huyết của Ấn Độ nhằm phát triển lực lượng hải quân nước xanh. Ấn Độ mất gần 20 năm mới hoàn thiện lớp tàu chiến này. Tàu đầu tiên mang tên INS Kolkata được đưa vào sử dụng từ năm 2014.
Kolkata nổi bật với cột buồm hình tháp, trên đỉnh lắp radar quét mạng pha điện tử chủ động EL/M-2248 MF-STAR, một trong những radar hàng hải tiên tiến nhất thế giới do Israel chế tạo. Tàu có lượng choán nước 7.400 tấn.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí mạnh mẽ gồm: Pháo hạm 76 mm, 32 VLS sử dụng tên lửa phòng không tầm trung Barak-8, 16 VLS sử dụng tên lửa chống hạm BrahMos, 4 pháo bắn siêu nhanh AK-630, 2 cụm phóng rocket chống ngầm RBU-6000, 4 ống phóng ngư lôi chống ngầm 533 mm.