Mạng Sina mới đây tiếp tục đăng tải loạt ảnh mới về phiên bản tiêm kích J-11D – phiên bản thế hệ mới nhất của dòng máy bay chiến đấu J-11 do Trung Quốc phát triển trên cơ sở tham khảo mẫu Su-27SK/UBK của Nga.Các hình ảnh cho thấy, có ít nhất 2 chiếc J-11D xuất hiện trên sân bay, và chúng vẫn đang sơn màu ngụy trang “vàng” – màu thể hiện máy bay đang trong quá trình phát triển.Theo báo chí phương Tây, nguyên mẫu "D1101" tiêm kích J-11D cất cánh lần đầu tiên vào ngày 29/4/2015.J-11D được coi là phiên bản nâng cấp mạnh nhất của dòng J-11 từ trước tới nay với việc dùng vật liệu chế tạo khung thân mới, thiết kế tàng hình, trang bị hệ thống radar mạng pha, cảm biến IRST, hệ thống tác chiến điện tử và động cơ tiên tiến.Cụ thể hơn, tiêm kích J-11D được chế tạo với vật liệu composite cùng với thiết kế lại cửa hút không khí động cơ tăng khả năng chống dội sóng radar, qua đó tăng khả năng tàng hình cho máy bay.Các điểm treo vũ khí trên máy bay cũng được thiết kế lại cho phép triển khai hàng loạt vũ khí thông minh do Trung Quốc tự phát triển như tên lửa không đối không hồng ngoại PL-10 (tầm phóng 22km, trang bị đầu dẫn hồng ngoại cho khả năng bắt mục tiêu với hệ thống hiển thị trên mũ bay), tên lửa không đối không tầm xa PL-12 (cự ly 70-100km) và nhất là tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12 (tầm phóng 400km).Đặc biệt, J-11D sẽ được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động (AESA) tăng đáng kể khả năng tác chiến so với các thế hệ radar của Nga trang bị trên Su-27SK/UBK mà Trung Quốc mua và sao chép lại. Radar mới cũng được đánh giá có khả năng kháng nhiễu mạnh, phát hiện được máy bay tàng hình, chia sẻ dữ liệu tác chiến với các máy bay khác và tàu chiến. Điều đó có nghĩa là J-11D có khả năng của một máy bay cảnh báo sớm mini.Cuối cùng, J-11D sẽ trang bị động cơ tuốc bin phản lực Thái Hành WS-10A nâng cấp có thể tích hợp hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều (TVC). Với loạt nâng cấp này, sức mạnh của J-11D có thể được xem là tương đương dòng Su-35 của Nga.Hiện nay, theo một số tài liệu tính tới tháng 2/2014 Không quân Trung Quốc có khoảng 95 chiếc J-11A (tương đương Su-27SK), 110 J-11B và J-11BS (nâng cấp mạnh hơn hẳn Su-27SK). Trong khi Hải quân Trung Quốc có 48 J-11B/BS.Trong đó loại J-11A về cơ bản là được chế tạo theo một giấy phép hợp tác sản xuất từ Nga, lắp ráp với nhiều linh kiện cho Nga chế tạo. Nói chung, sức mạnh của J-11A tương đương Su-27SK mà Nga cung cấp cho Trung Quốc.J-11B là phiên bản nội địa hóa trên cơ sở Su-27SK, dùng nhiều linh kiện của Trung Quốc. Có nguồn tin cho rằng, tỉ lệ nội địa hóa trên J-11B lên tới 70%. Phần khung thân của J-11B dùng nhiều thành phần vật liệu composite, trang bị hệ thống điện tử mới, buồng lái kính, hệ thống tạo khí oxy tiên tiến và đặc biệt là động cơ nội địa WS-10A.
Mạng Sina mới đây tiếp tục đăng tải loạt ảnh mới về phiên bản tiêm kích J-11D – phiên bản thế hệ mới nhất của dòng máy bay chiến đấu J-11 do Trung Quốc phát triển trên cơ sở tham khảo mẫu Su-27SK/UBK của Nga.
Các hình ảnh cho thấy, có ít nhất 2 chiếc J-11D xuất hiện trên sân bay, và chúng vẫn đang sơn màu ngụy trang “vàng” – màu thể hiện máy bay đang trong quá trình phát triển.
Theo báo chí phương Tây, nguyên mẫu "D1101" tiêm kích J-11D cất cánh lần đầu tiên vào ngày 29/4/2015.
J-11D được coi là phiên bản nâng cấp mạnh nhất của dòng J-11 từ trước tới nay với việc dùng vật liệu chế tạo khung thân mới, thiết kế tàng hình, trang bị hệ thống radar mạng pha, cảm biến IRST, hệ thống tác chiến điện tử và động cơ tiên tiến.
Cụ thể hơn, tiêm kích J-11D được chế tạo với vật liệu composite cùng với thiết kế lại cửa hút không khí động cơ tăng khả năng chống dội sóng radar, qua đó tăng khả năng tàng hình cho máy bay.
Các điểm treo vũ khí trên máy bay cũng được thiết kế lại cho phép triển khai hàng loạt vũ khí thông minh do Trung Quốc tự phát triển như tên lửa không đối không hồng ngoại PL-10 (tầm phóng 22km, trang bị đầu dẫn hồng ngoại cho khả năng bắt mục tiêu với hệ thống hiển thị trên mũ bay), tên lửa không đối không tầm xa PL-12 (cự ly 70-100km) và nhất là tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-12 (tầm phóng 400km).
Đặc biệt, J-11D sẽ được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động (AESA) tăng đáng kể khả năng tác chiến so với các thế hệ radar của Nga trang bị trên Su-27SK/UBK mà Trung Quốc mua và sao chép lại. Radar mới cũng được đánh giá có khả năng kháng nhiễu mạnh, phát hiện được máy bay tàng hình, chia sẻ dữ liệu tác chiến với các máy bay khác và tàu chiến. Điều đó có nghĩa là J-11D có khả năng của một máy bay cảnh báo sớm mini.
Cuối cùng, J-11D sẽ trang bị động cơ tuốc bin phản lực Thái Hành WS-10A nâng cấp có thể tích hợp hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều (TVC). Với loạt nâng cấp này, sức mạnh của J-11D có thể được xem là tương đương dòng Su-35 của Nga.
Hiện nay, theo một số tài liệu tính tới tháng 2/2014 Không quân Trung Quốc có khoảng 95 chiếc J-11A (tương đương Su-27SK), 110 J-11B và J-11BS (nâng cấp mạnh hơn hẳn Su-27SK). Trong khi Hải quân Trung Quốc có 48 J-11B/BS.
Trong đó loại J-11A về cơ bản là được chế tạo theo một giấy phép hợp tác sản xuất từ Nga, lắp ráp với nhiều linh kiện cho Nga chế tạo. Nói chung, sức mạnh của J-11A tương đương Su-27SK mà Nga cung cấp cho Trung Quốc.
J-11B là phiên bản nội địa hóa trên cơ sở Su-27SK, dùng nhiều linh kiện của Trung Quốc. Có nguồn tin cho rằng, tỉ lệ nội địa hóa trên J-11B lên tới 70%. Phần khung thân của J-11B dùng nhiều thành phần vật liệu composite, trang bị hệ thống điện tử mới, buồng lái kính, hệ thống tạo khí oxy tiên tiến và đặc biệt là động cơ nội địa WS-10A.