Những hệ thống phòng không hạm tàu sử dụng tên lửa không đối không là điều không có gì lạ lẫm, có thể kể ra đây một vài ví dụ điển hình như hệ thống RIM-7 Sea Sparrow (ảnh) hay VL-MICA-M...Một đại diện tiêu biểu khác cho xu thế hoán đổi phương tiện mang phóng tên lửa không đối không là MIM-72 Chaparral do Mỹ sản xuất.MIM-72 Chaparral là một hệ thống tên lửa đất đối không tự hành tầm ngắn, được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder.Bên cạnh các phiên bản lục quân lắp đặt trên xe thiết giáp M-113, hệ thống này còn có một biến thể lắp đặt trên tàu hải quân được định danh là MIM-72C Sea Chaparral.MIM-72C Sea Chaparral chính là vũ khí phòng không chủ lực của các khinh hạm tàng hình lớp Kang Ding (một biến thể của khinh hạm lớp La Fayette) của Hải quân Đài Loan.Hệ thống MIM-72C Sea Chaparral được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu tấn công đường không gồm máy bay cánh cố định, trực thăng, bom hàng không và cả tên lửa hành trình đối hạm bay bám mặt biển.Trái tim của Sea Chaparral là tên lửa đánh chặn MIM-72 (một biến thể của AIM-9D Sidewinder) có tầm bắn 500 - 9.000 m; tốc độ Mach 1,5; độ cao tiêu diệt mục tiêu 25 - 4.000 m; mang theo đầu đạn nặng 12,2 kg với hệ dẫn đường hồng ngoại thụ động.Việc một khinh hạm khá lớn, có lượng giãn nước lên tới trên 3.000 tấn như Kang Ding chỉ được trang bị tên lửa phòng không tầm ngắn kết hợp với hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx là điều khá khó hiểu.Năng lực phòng không của Kang Ding có thể nói là còn thua kém khá nhiều khi mang ra so sánh với lớp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (có lượng giãn nước chỉ 2.100 tấn, trang bị 1 module Palma và 2 pháo AK-630M) của Hải quân Việt Nam.
Những hệ thống phòng không hạm tàu sử dụng tên lửa không đối không là điều không có gì lạ lẫm, có thể kể ra đây một vài ví dụ điển hình như hệ thống RIM-7 Sea Sparrow (ảnh) hay VL-MICA-M...
Một đại diện tiêu biểu khác cho xu thế hoán đổi phương tiện mang phóng tên lửa không đối không là MIM-72 Chaparral do Mỹ sản xuất.
MIM-72 Chaparral là một hệ thống tên lửa đất đối không tự hành tầm ngắn, được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder.
Bên cạnh các phiên bản lục quân lắp đặt trên xe thiết giáp M-113, hệ thống này còn có một biến thể lắp đặt trên tàu hải quân được định danh là MIM-72C Sea Chaparral.
MIM-72C Sea Chaparral chính là vũ khí phòng không chủ lực của các khinh hạm tàng hình lớp Kang Ding (một biến thể của khinh hạm lớp La Fayette) của Hải quân Đài Loan.
Hệ thống MIM-72C Sea Chaparral được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu tấn công đường không gồm máy bay cánh cố định, trực thăng, bom hàng không và cả tên lửa hành trình đối hạm bay bám mặt biển.
Trái tim của Sea Chaparral là tên lửa đánh chặn MIM-72 (một biến thể của AIM-9D Sidewinder) có tầm bắn 500 - 9.000 m; tốc độ Mach 1,5; độ cao tiêu diệt mục tiêu 25 - 4.000 m; mang theo đầu đạn nặng 12,2 kg với hệ dẫn đường hồng ngoại thụ động.
Việc một khinh hạm khá lớn, có lượng giãn nước lên tới trên 3.000 tấn như Kang Ding chỉ được trang bị tên lửa phòng không tầm ngắn kết hợp với hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx là điều khá khó hiểu.
Năng lực phòng không của Kang Ding có thể nói là còn thua kém khá nhiều khi mang ra so sánh với lớp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (có lượng giãn nước chỉ 2.100 tấn, trang bị 1 module Palma và 2 pháo AK-630M) của Hải quân Việt Nam.