Theo truyền thông Indonesia, Mỹ đã đồng ý cung cấp 36 đơn vị tên lửa không đối không AIM-120 cực kỳ hiện đại cho lực lượng không quân nước này. Đơn giá ước tính vào khoảng 95 triệu USD.AIM-120 AMRAAM là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVR) hiện đại có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm. Nó có thể triển khai trên hầu hết các máy bay tiêm kích do Mỹ sản xuất như F/A-18, F-16, F-22, F-35, F-15 và một vài loại máy bay của đồng minh như Typhoon, Tornado ADV, JAS-39 Gripen... Không quân Indonesia hiện có trong trang bị các tiêm kích F-16 có thể triển khai tên lửa AIM-120.Tên lửa không đối không AIM-120 có chiều dài 3,6m, đường kính thân 17,7cm, sải cánh 52,5cm và trọng lượng khoảng 150kg. Tên lửa mang đầu nổ phá mảnh 18-22kg tùy biến thể với ngòi nổ RADAR chủ động.AIM-120 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động pha cuối.Tên lửa không đối không AIM-120 xuất khẩu cho Indonesia thuộc biến thể C-7 có tầm bắn hơn 100km, tốc độ hành trình Mach 4 (4.900km/h).Trong chiến đấu, tên lửa sẽ tiếp nhận thông tin vị trí mục tiêu từ máy bay trước khi phóng. Sau khi phóng, giữa hành trình bay tên lửa vẫn sẽ cập nhận lệnh dẫn đường qua liên kết datalink giữa máy bay với tên lửa. Một khi radar chủ động trên AIM-120 ở cự ly phù hợp kích hoạt, radar sẽ tự xác định mục tiêu và lái tên lửa. Tính năng này cung cấp khả năng "bắn và quên" cho phép phi công phóng nhiều tên lửa cùng lúc vào hàng loạt mục tiêu.Hiện Không quân Indonesia có trong biên chế 36 chiếc F-16A/B Block 15OCU và F-16C Block 52ID. Cả hai phiên bản F-16 này đều có khả năng triển khai tên lửa không đối không AIM-120.Tuy nhiên F-16C Block 52ID thì hiện đại hơn hẳn so với F-16A/B Block 15OCU. Phiên bản này có khả năng triển khai tên lửa chống radar AGM-88 HARM, bom thông minh JDAM, JSOW.
Theo truyền thông Indonesia, Mỹ đã đồng ý cung cấp 36 đơn vị tên lửa không đối không AIM-120 cực kỳ hiện đại cho lực lượng không quân nước này. Đơn giá ước tính vào khoảng 95 triệu USD.
AIM-120 AMRAAM là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVR) hiện đại có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm. Nó có thể triển khai trên hầu hết các máy bay tiêm kích do Mỹ sản xuất như F/A-18, F-16, F-22, F-35, F-15 và một vài loại máy bay của đồng minh như Typhoon, Tornado ADV, JAS-39 Gripen... Không quân Indonesia hiện có trong trang bị các tiêm kích F-16 có thể triển khai tên lửa AIM-120.
Tên lửa không đối không AIM-120 có chiều dài 3,6m, đường kính thân 17,7cm, sải cánh 52,5cm và trọng lượng khoảng 150kg. Tên lửa mang đầu nổ phá mảnh 18-22kg tùy biến thể với ngòi nổ RADAR chủ động.
AIM-120 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính và radar chủ động pha cuối.
Tên lửa không đối không AIM-120 xuất khẩu cho Indonesia thuộc biến thể C-7 có tầm bắn hơn 100km, tốc độ hành trình Mach 4 (4.900km/h).
Trong chiến đấu, tên lửa sẽ tiếp nhận thông tin vị trí mục tiêu từ máy bay trước khi phóng. Sau khi phóng, giữa hành trình bay tên lửa vẫn sẽ cập nhận lệnh dẫn đường qua liên kết datalink giữa máy bay với tên lửa. Một khi radar chủ động trên AIM-120 ở cự ly phù hợp kích hoạt, radar sẽ tự xác định mục tiêu và lái tên lửa. Tính năng này cung cấp khả năng "bắn và quên" cho phép phi công phóng nhiều tên lửa cùng lúc vào hàng loạt mục tiêu.
Hiện Không quân Indonesia có trong biên chế 36 chiếc F-16A/B Block 15OCU và F-16C Block 52ID. Cả hai phiên bản F-16 này đều có khả năng triển khai tên lửa không đối không AIM-120.
Tuy nhiên F-16C Block 52ID thì hiện đại hơn hẳn so với F-16A/B Block 15OCU. Phiên bản này có khả năng triển khai tên lửa chống radar AGM-88 HARM, bom thông minh JDAM, JSOW.