Cuộc tập trận có sự tham gia của số lượng không xác định các máy bay trực thăng AH-1J International của Không quân Iran. Trong ảnh là các kỹ thuật viên Không quân Iran đang kiểm tra kỹ thuật, nạp đạn pháo – rocket cho trực thăng.
Cẩn thận nạp từng viên đạn rocket 70mm vào bệ phóng trên trực thăng.
Kiểm tra kỹ càng dây đạn pháo 20mm.
Hiện Không quân Iran được cho là sở hữu gần 60 chiếc AH-1J International mua của Mỹ từ năm 1971. Tuy chịu lệnh cấm vận từ Mỹ nhưng bằng nỗ lực của công nghiệp quốc phòng trong nước, Iran vẫn duy trì đầy đủ số trực thăng AH-1J đã nhận từ Mỹ.
Phi công AH-1J sẵn sàng trên buồng lái.
Cận cảnh khẩu pháo 3 nòng M197 20mm ở mũi trực thăng tấn công AH-1J.
AH-1J International là biến thể xuất khẩu của mẫu AH-1J SeaCobra dành cho Không quân Iran với đặc điểm chính là trang bị động cơ nâng cấp T400-WV-402 và hệ thống truyền lực mạnh mẽ. Ngoài ra có một vài điểm cải tiến tăng tính ổn định trên pháo 3 nòng 20mm.
Trong quá trình sử dụng, Iran đã thực hiện chương trình định danh là Panha 2091 Toufan đại tu nâng cấp lớn AH-1J với việc bổ sung thêm tấm giáp quanh buồng lái, dùng nắp kính buồng lái mới, hệ thống điều khiển mới, bổ sung camera ở đầu mũi.
AH-1J thiết kế với cánh quạt chính 2 lá, cánh quạt đuôi 2 lá, tốc độ tối đa 352km/h, tầm bay 576km, trần bay 3.215m.
Ngoài pháo 20mm, AH-1J còn có thể mang rocket không đối không 70mm (tối đa 28 trên 2 bệ phóng ở 2 cánh nhỏ) hoặc rocket 127mm (tối đa 8 trên 2 bệ phóng). Trong ảnh là AH-1J phóng rocket tấn công mục tiêu mặt đất.
Đáng tiếc là AH-1J không thể mang tên lửa chống tăng mà chỉ có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 để phòng vệ trên không.
Khai hỏa pháo 20mm.
Về căn cứ sau bài bắn.
Cuộc tập trận có sự tham gia của số lượng không xác định các máy bay trực thăng AH-1J International của Không quân Iran. Trong ảnh là các kỹ thuật viên Không quân Iran đang kiểm tra kỹ thuật, nạp đạn pháo – rocket cho trực thăng.
Cẩn thận nạp từng viên đạn rocket 70mm vào bệ phóng trên trực thăng.
Kiểm tra kỹ càng dây đạn pháo 20mm.
Hiện Không quân Iran được cho là sở hữu gần 60 chiếc AH-1J International mua của Mỹ từ năm 1971. Tuy chịu lệnh cấm vận từ Mỹ nhưng bằng nỗ lực của công nghiệp quốc phòng trong nước, Iran vẫn duy trì đầy đủ số trực thăng AH-1J đã nhận từ Mỹ.
Phi công AH-1J sẵn sàng trên buồng lái.
Cận cảnh khẩu pháo 3 nòng M197 20mm ở mũi trực thăng tấn công AH-1J.
AH-1J International là biến thể xuất khẩu của mẫu AH-1J SeaCobra dành cho Không quân Iran với đặc điểm chính là trang bị động cơ nâng cấp T400-WV-402 và hệ thống truyền lực mạnh mẽ. Ngoài ra có một vài điểm cải tiến tăng tính ổn định trên pháo 3 nòng 20mm.
Trong quá trình sử dụng, Iran đã thực hiện chương trình định danh là Panha 2091 Toufan đại tu nâng cấp lớn AH-1J với việc bổ sung thêm tấm giáp quanh buồng lái, dùng nắp kính buồng lái mới, hệ thống điều khiển mới, bổ sung camera ở đầu mũi.
AH-1J thiết kế với cánh quạt chính 2 lá, cánh quạt đuôi 2 lá, tốc độ tối đa 352km/h, tầm bay 576km, trần bay 3.215m.
Ngoài pháo 20mm, AH-1J còn có thể mang rocket không đối không 70mm (tối đa 28 trên 2 bệ phóng ở 2 cánh nhỏ) hoặc rocket 127mm (tối đa 8 trên 2 bệ phóng). Trong ảnh là AH-1J phóng rocket tấn công mục tiêu mặt đất.
Đáng tiếc là AH-1J không thể mang tên lửa chống tăng mà chỉ có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 để phòng vệ trên không.
Khai hỏa pháo 20mm.
Về căn cứ sau bài bắn.