Cơ quan truyền thông của Bộ Quốc phòng Pháp vừa cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle của nước này tại vùng Vịnh Ba Tư trong các nhiệm vụ không kích chống lại phiến quân IS tại Syria.Những hình ảnh tàu sân bay Pháp được ghi lại vào hôm 28/1 khi liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu vẫn tiếp tục các hoạt động quân sự chống lại phiến quân IS tại cả chiến trường Iraq lẫn Syria. Một số nguồn tin quân sự còn cho hay Lybia sẽ là địa điểm tiếp theo của liên minh quân sự chống IS này.Tàu sân bay Charles de Gaulle là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Pháp và được nước này đưa vào trang bị chính thức từ năm 2001. Nó có thể mang theo tối đa 40 máy bay chiến đấu các loại trong đó chủ yếu là các máy bay tiêm kích trên hạm Rafale M và Super Étendard và chúng đều do các công ty hàng không của Pháp phát triển. Trong ảnh là hai chiếc Super Étendard chuẩn bị xuất kích trên tàu sân bay Charles de Gaulle.Để vận hành tàu sân bay có lượng giãn nước lên tới 42.500 tấn này, Charles de Gaulle cần tới thủy thủ đoàn gần 2.000 người trong đó có tới 600 người phục vụ cho hoạt động bay. Có một điểm đặc biệt nữa là Charles de Gaulle sử dụng thiết kế boong phóng máy bay tương tự như các tàu sân bay Mỹ, chính vì thế mà khi cần các máy bay Mỹ cũng có thể cất hạ cánh trên Charles de Gaulle.Trong ảnh là mẫu tiêm kích trên hạm Rafale M của Hải quân Pháp và phía trước nó tên lửa không đối đất AASM được công ty quốc phòng Sagem phát triển cho Không quân và Hải quân Pháp.Một chiếc Rafale M được trang bị 13 giá treo vũ khí có thể mang theo 9,5 tấn vũ khí các loại trong đó có cả vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tuy nhiên khi phải đối đầu với phiến quân IS đa phần những chiếc Rafale chỉ được trang bị các loại tên lửa không đối đất như MBDA Apache, MBDA Storm Shadow, AASM, Paveway bom dẫn đường bằng laser và AS-30L.Các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật trên tàu sân bay Charles de Gaulle gắn tên lửa không đối đất AASM lên trên một chiếc Rafale M trước khi nó xuất kích.Dù cũng hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle, nhưng mẫu tiêm kích trên hạm Super Étendard lại không mấy nổi tiếng như người hậu bối của nó Rafale M. Những chiếc Super Étendard đầu tiên được Hải quân Pháp đưa vào trang bị từ năm 1978 và hoạt động liên tục cho đến tận ngày nay. Trong ảnh là một chiếc Super Étendard được gắn bom dẫn đường bằng laser Paveway.Xét về các tính năng kỹ chiến thuật thì Super Étendard hoàn toàn thua xa so với Rafale M thậm chí là cả các dòng tiêm kích trên hạm cùng thời với nó, với 4 giá treo vũ khí Super Étendard chỉ có thể mang theo 2.1 tấn vũ khí các loại, trong khi đó các dòng bom và tên lửa của dòng tiêm kích hạm này cũng khá hạn chế. Ảnh: Hàng dài những chiếc Super Étendard đang đợi cất cánh.Tuy nhiên Super Étendard vẫn tỏ ra khá hiệu quả trong các nhiệm tấn công mặt đất nhất với các mục tiêu thuộc phiến quân IS tại Syria vốn sở hữu khả năng phòng không khá hạn chế, và chỉ với các loại bom thông thường hoặc bom dẫn đường bằng laser Super Étendard đã có thể dễ dàng hoàn thành vai trò của mình trên chiến trường Syria.Trong đợt không kích hôm 28/1 những chiếc tiêm kích trên hạm Rafale M của Hải quân Pháp đều được trang bị các tên lửa không đối đất AASM nhằm tăng độ chính xác.Hình ảnh một chiếc Rafale M cất cánh khỏi tàu sân bay Charles de Gaulle.Tiếp theo sau nó là một chiếc Super Étendard mang theo 2 quả bom dẫn đường bằng laser Paveway.Trên boong tàu của Charles de Gaulle có 2 đường băng dài với 2 máy phóng thủy lực C13-3 biến thể ngắn hơn máy phóng trên tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Nhờ hệ thống máy phóng này Rafale M và cả Super Étendard có thể mang theo đầy tải trọng vũ khí cho mỗi lần xuất kích.Một chiếc Rafale M bay qua tàu sân bay Charles de Gaulle sau khi xuất kích.Giữa dàn tiêm kích trên hạm trên tàu sân bay Charles de Gaulle là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2 Hawkeye thuộc biên chế Hải quân Pháp do hãng Northrop Grumman của Mỹ chế tạo.
Cơ quan truyền thông của Bộ Quốc phòng Pháp vừa cho đăng tải những hình ảnh đầu tiên về hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle của nước này tại vùng Vịnh Ba Tư trong các nhiệm vụ không kích chống lại phiến quân IS tại Syria.
Những hình ảnh tàu sân bay Pháp được ghi lại vào hôm 28/1 khi liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu vẫn tiếp tục các hoạt động quân sự chống lại phiến quân IS tại cả chiến trường Iraq lẫn Syria. Một số nguồn tin quân sự còn cho hay Lybia sẽ là địa điểm tiếp theo của liên minh quân sự chống IS này.
Tàu sân bay Charles de Gaulle là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Pháp và được nước này đưa vào trang bị chính thức từ năm 2001. Nó có thể mang theo tối đa 40 máy bay chiến đấu các loại trong đó chủ yếu là các máy bay tiêm kích trên hạm Rafale M và Super Étendard và chúng đều do các công ty hàng không của Pháp phát triển. Trong ảnh là hai chiếc Super Étendard chuẩn bị xuất kích trên tàu sân bay Charles de Gaulle.
Để vận hành tàu sân bay có lượng giãn nước lên tới 42.500 tấn này, Charles de Gaulle cần tới thủy thủ đoàn gần 2.000 người trong đó có tới 600 người phục vụ cho hoạt động bay. Có một điểm đặc biệt nữa là Charles de Gaulle sử dụng thiết kế boong phóng máy bay tương tự như các tàu sân bay Mỹ, chính vì thế mà khi cần các máy bay Mỹ cũng có thể cất hạ cánh trên Charles de Gaulle.
Trong ảnh là mẫu tiêm kích trên hạm Rafale M của Hải quân Pháp và phía trước nó tên lửa không đối đất AASM được công ty quốc phòng Sagem phát triển cho Không quân và Hải quân Pháp.
Một chiếc Rafale M được trang bị 13 giá treo vũ khí có thể mang theo 9,5 tấn vũ khí các loại trong đó có cả vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tuy nhiên khi phải đối đầu với phiến quân IS đa phần những chiếc Rafale chỉ được trang bị các loại tên lửa không đối đất như MBDA Apache, MBDA Storm Shadow, AASM, Paveway bom dẫn đường bằng laser và AS-30L.
Các nhân viên hỗ trợ kỹ thuật trên tàu sân bay Charles de Gaulle gắn tên lửa không đối đất AASM lên trên một chiếc Rafale M trước khi nó xuất kích.
Dù cũng hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle, nhưng mẫu tiêm kích trên hạm Super Étendard lại không mấy nổi tiếng như người hậu bối của nó Rafale M. Những chiếc Super Étendard đầu tiên được Hải quân Pháp đưa vào trang bị từ năm 1978 và hoạt động liên tục cho đến tận ngày nay. Trong ảnh là một chiếc Super Étendard được gắn bom dẫn đường bằng laser Paveway.
Xét về các tính năng kỹ chiến thuật thì Super Étendard hoàn toàn thua xa so với Rafale M thậm chí là cả các dòng tiêm kích trên hạm cùng thời với nó, với 4 giá treo vũ khí Super Étendard chỉ có thể mang theo 2.1 tấn vũ khí các loại, trong khi đó các dòng bom và tên lửa của dòng tiêm kích hạm này cũng khá hạn chế. Ảnh: Hàng dài những chiếc Super Étendard đang đợi cất cánh.
Tuy nhiên Super Étendard vẫn tỏ ra khá hiệu quả trong các nhiệm tấn công mặt đất nhất với các mục tiêu thuộc phiến quân IS tại Syria vốn sở hữu khả năng phòng không khá hạn chế, và chỉ với các loại bom thông thường hoặc bom dẫn đường bằng laser Super Étendard đã có thể dễ dàng hoàn thành vai trò của mình trên chiến trường Syria.
Trong đợt không kích hôm 28/1 những chiếc tiêm kích trên hạm Rafale M của Hải quân Pháp đều được trang bị các tên lửa không đối đất AASM nhằm tăng độ chính xác.
Hình ảnh một chiếc Rafale M cất cánh khỏi tàu sân bay Charles de Gaulle.
Tiếp theo sau nó là một chiếc Super Étendard mang theo 2 quả bom dẫn đường bằng laser Paveway.
Trên boong tàu của Charles de Gaulle có 2 đường băng dài với 2 máy phóng thủy lực C13-3 biến thể ngắn hơn máy phóng trên tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Nhờ hệ thống máy phóng này Rafale M và cả Super Étendard có thể mang theo đầy tải trọng vũ khí cho mỗi lần xuất kích.
Một chiếc Rafale M bay qua tàu sân bay Charles de Gaulle sau khi xuất kích.
Giữa dàn tiêm kích trên hạm trên tàu sân bay Charles de Gaulle là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2 Hawkeye thuộc biên chế Hải quân Pháp do hãng Northrop Grumman của Mỹ chế tạo.