Theo thông báo từ Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO), Không quân Trung Quốc sẽ tiếp nhận đợt đầu 4 chiếc tiêm kích đa năng Su-35 từ Nga ngay trong năm nay 2016. Đây là đợt bàn giao đầu tiên trong tổng số 24 chiếc Su-35 mà Trung Quốc đặt hàng từ Nga theo hợp đồng ký tháng 10/2015.Từ năm 2016 tới 2018, Liên hiệp Komsomolsk-on-Amur sẽ sản xuất và bàn giao 24 chiếc tiêm kích đa năng Su-35 cho Không quân Trung Quốc, Thống đốc vùng Khabarovsk Krai nói với báo chí.Theo một số nguồn tin, tổng giá trị hợp đồng 24 chiếc tiêm kích Su-35 giữa Nga và Trung Quốc (gồm việc mua máy bay, trang bị, phụ tùng đi kèm) lên tới 2 tỷ USD, đơn giá mỗi chiếc ước tính 83 triệu USD (tức là khoảng 1,8 nghìn tỷ VNĐ). Con số này cao hơn rất nhiều so với thông tin trước đó cho rằng đơn giá một chiếc Su-35 chỉ vào khoảng 40-60 triệu USD.Việc Trung Quốc chấp nhận việc mua các tiêm kích Su-35 với giá khá đắt như vậy, thay vì tự sản xuất thêm các máy bay tiêm kích thế hệ 4-5 như J-11B, J-16, J-20 và J-31 được cho là nhằm sở hữu một số công nghệ máy bay thế hệ 5 trên Su-35. Giá trị nhất là cặp động cơ turbofan cực mạnh AL-117S trên Su-35.Theo giới chuyên gia quốc tế, với động cơ AL-117S, tiêm kích thế hệ 4 Su-35 đã sở hữu tính năng bay như máy bay thế hệ 5. Đó là việc nó có thể đạt tốc độ siêu âm mà không cần đốt tăng lực lần hai, mà chỉ dùng lực đẩy "khô".Động cơ AL-117S còn được tích hợp công nghệ kiểm soát véc tơ lực đẩy 3 chiều cho khả năng bay cơ động rất cao, phù hợp với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Ngoài ra, động cơ 117S sử dụng công nghệ tua bin áp suất thấp và tua bin cao áp tiên tiến, đồng thời đã sử dụng hệ thống kiểm soát số hóa chính xác SDU-D.Những công nghệ mới này làm cho lực đẩy tổng thể của động cơ AL-117S trên Su-35 tăng vọt 16%. Tuổi thọ sử dụng động cơ 117S là 4.000 giờ, hơn gấp đôi động cơ cùng loại. Thời gian cách nhau giữa hai lần đại tu là 1.000 giờ, cũng gấp đôi sản phẩm cùng loại, điều này đã đóng góp to lớn cho năng lực điều động và thời gian tác chiến của Su-35.Mà Trung Quốc thì đang gặp khó khăn trong việc phát triển động cơ nội địa cho tiêm kích thế hệ 4++ J-11B, J-16 hay tiêm kích thế hệ 5 như J-20 và J-31. Động cơ nội địa Thái Hành WS-10A qua nhiều lần cải tiến vẫn không đạt được tính năng tương đương với các phiên bản nâng cấp dòng động cơ AL-31F, chưa nói tới 117S.Ngoài ra, Su-35 cũng sở hữu vật liệu cấu thành đặc biệt biến nó trở thành một thiết kế máy bay "bán tàng hình" - đó là công nghệ đặc biệt để giúp Trung Quốc học hỏi nâng cấp các tiêm kích thế hệ 4 của nước này như J-11, J-15 và J-16.Ngoài ra, việc mua tiêm kích Su-35 cũng giúp Trung Quốc tiếp cận gần hơn với kho tên lửa không đối không theo kèm. Ví dụ như loại tên lửa đối không tầm xa tự dẫn radar chủ động K-77M - phiên bản nâng cấp mạnh của thế hệ R-77, nhằm trang bị cho tiêm kích tàng hình Su T-50.K-77M có tầm phóng ước tính 193km, sở hữu công nghệ đầu tự dẫn radar kiểu mới sẽ giúp Trung Quốc phát triển các thế hệ tên lửa tầm xa riêng của nước này.Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ có cơ hội tiếp tục cải tiến các dòng tên lửa tầm ngắn của nước này như PL-10 khi nhập khẩu được tên lửa hồng ngoại R-74 - phiên bản cải tiến của mẫu R-73 dành cho tiêm kích thế hệ 5. Phiên bản mới R-74 cho phép phi công ngắm bắn mục tiêu tốt hơn với việc sử dụng kính ngắm gắn trên mũ bay.Có thể nói, việc bỏ ra 83 triệu USD/chiếc Su-35 vẫn là "khoản đầu tư hời" với Trung Quốc - quốc gia thèm khát công nghệ quân sự mới trên thế giới, nhằm nâng cấp kho vũ khí của nước này phục vụ âm mưu bá quyền ở Biển Đông, Hoa Đông, thậm chí là toàn cầu.Theo các tài liệu của Jane's, Trung Quốc bắt đầu quan tâm tới tiêm kích Su-35 sau khi Nga đưa mẫu máy bay tới dự triển lãm hàng không Chu Hải 2008. Các cuộc đàm phán về việc mua Su-35 bắt đầu vào năm 2011, trải qua nhiều tranh cãi mới chính thức được ký kết vào cuối năm 2015.
Theo thông báo từ Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk-on-Amur (KnAAPO), Không quân Trung Quốc sẽ tiếp nhận đợt đầu 4 chiếc tiêm kích đa năng Su-35 từ Nga ngay trong năm nay 2016. Đây là đợt bàn giao đầu tiên trong tổng số 24 chiếc Su-35 mà Trung Quốc đặt hàng từ Nga theo hợp đồng ký tháng 10/2015.
Từ năm 2016 tới 2018, Liên hiệp Komsomolsk-on-Amur sẽ sản xuất và bàn giao 24 chiếc tiêm kích đa năng Su-35 cho Không quân Trung Quốc, Thống đốc vùng Khabarovsk Krai nói với báo chí.
Theo một số nguồn tin, tổng giá trị hợp đồng 24 chiếc tiêm kích Su-35 giữa Nga và Trung Quốc (gồm việc mua máy bay, trang bị, phụ tùng đi kèm) lên tới 2 tỷ USD, đơn giá mỗi chiếc ước tính 83 triệu USD (tức là khoảng 1,8 nghìn tỷ VNĐ). Con số này cao hơn rất nhiều so với thông tin trước đó cho rằng đơn giá một chiếc Su-35 chỉ vào khoảng 40-60 triệu USD.
Việc Trung Quốc chấp nhận việc mua các tiêm kích Su-35 với giá khá đắt như vậy, thay vì tự sản xuất thêm các máy bay tiêm kích thế hệ 4-5 như J-11B, J-16, J-20 và J-31 được cho là nhằm sở hữu một số công nghệ máy bay thế hệ 5 trên Su-35. Giá trị nhất là cặp động cơ turbofan cực mạnh AL-117S trên Su-35.
Theo giới chuyên gia quốc tế, với động cơ AL-117S, tiêm kích thế hệ 4 Su-35 đã sở hữu tính năng bay như máy bay thế hệ 5. Đó là việc nó có thể đạt tốc độ siêu âm mà không cần đốt tăng lực lần hai, mà chỉ dùng lực đẩy "khô".
Động cơ AL-117S còn được tích hợp công nghệ kiểm soát véc tơ lực đẩy 3 chiều cho khả năng bay cơ động rất cao, phù hợp với nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không. Ngoài ra, động cơ 117S sử dụng công nghệ tua bin áp suất thấp và tua bin cao áp tiên tiến, đồng thời đã sử dụng hệ thống kiểm soát số hóa chính xác SDU-D.
Những công nghệ mới này làm cho lực đẩy tổng thể của động cơ AL-117S trên Su-35 tăng vọt 16%. Tuổi thọ sử dụng động cơ 117S là 4.000 giờ, hơn gấp đôi động cơ cùng loại. Thời gian cách nhau giữa hai lần đại tu là 1.000 giờ, cũng gấp đôi sản phẩm cùng loại, điều này đã đóng góp to lớn cho năng lực điều động và thời gian tác chiến của Su-35.
Mà Trung Quốc thì đang gặp khó khăn trong việc phát triển động cơ nội địa cho tiêm kích thế hệ 4++ J-11B, J-16 hay tiêm kích thế hệ 5 như J-20 và J-31. Động cơ nội địa Thái Hành WS-10A qua nhiều lần cải tiến vẫn không đạt được tính năng tương đương với các phiên bản nâng cấp dòng động cơ AL-31F, chưa nói tới 117S.
Ngoài ra, Su-35 cũng sở hữu vật liệu cấu thành đặc biệt biến nó trở thành một thiết kế máy bay "bán tàng hình" - đó là công nghệ đặc biệt để giúp Trung Quốc học hỏi nâng cấp các tiêm kích thế hệ 4 của nước này như J-11, J-15 và J-16.
Ngoài ra, việc mua tiêm kích Su-35 cũng giúp Trung Quốc tiếp cận gần hơn với kho tên lửa không đối không theo kèm. Ví dụ như loại tên lửa đối không tầm xa tự dẫn radar chủ động K-77M - phiên bản nâng cấp mạnh của thế hệ R-77, nhằm trang bị cho tiêm kích tàng hình Su T-50.
K-77M có tầm phóng ước tính 193km, sở hữu công nghệ đầu tự dẫn radar kiểu mới sẽ giúp Trung Quốc phát triển các thế hệ tên lửa tầm xa riêng của nước này.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ có cơ hội tiếp tục cải tiến các dòng tên lửa tầm ngắn của nước này như PL-10 khi nhập khẩu được tên lửa hồng ngoại R-74 - phiên bản cải tiến của mẫu R-73 dành cho tiêm kích thế hệ 5. Phiên bản mới R-74 cho phép phi công ngắm bắn mục tiêu tốt hơn với việc sử dụng kính ngắm gắn trên mũ bay.
Có thể nói, việc bỏ ra 83 triệu USD/chiếc Su-35 vẫn là "khoản đầu tư hời" với Trung Quốc - quốc gia thèm khát công nghệ quân sự mới trên thế giới, nhằm nâng cấp kho vũ khí của nước này phục vụ âm mưu bá quyền ở Biển Đông, Hoa Đông, thậm chí là toàn cầu.
Theo các tài liệu của Jane's, Trung Quốc bắt đầu quan tâm tới tiêm kích Su-35 sau khi Nga đưa mẫu máy bay tới dự triển lãm hàng không Chu Hải 2008. Các cuộc đàm phán về việc mua Su-35 bắt đầu vào năm 2011, trải qua nhiều tranh cãi mới chính thức được ký kết vào cuối năm 2015.