Theo tờ Izvestia của Nga đưa tin cho hay, biến thể tiêm kích MiG-29 Ai Cập mua từ Nga nhiều khả năng sẽ được trang bị thêm hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến giúp biến chiến đấu cơ này thành một trong những biến thể MiG-29 hiện đại nhất hiện nay.Đại diện các nhà thầu quốc phòng thực hiện hợp đồng MiG-29 của Ai Cập tiết lộ, những chiếc MiG-29 của Cairo sẽ được trang bị hệ thống IRST mới nhất hiện nay của Nga là OLS-UE. Nó không chỉ có thể phát hiện các máy bay địch trong cuộc không chiến với luồng nhiệt phát ra từ động cơ, mà nó còn có thể dò tìm cả các mục tiêu mặt đất, xác định tọa độ, số lượng mục tiêu và hiển thị hình ảnh trên buồng lái.Ngoài IRST, MiG-29 của Ai Cập còn được tích hợp pod định vị mục tiêu PPK đi kèm với đó là hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt, màn hình hiển thị và hệ thống vị bằng laser. Pod cho phép phi công triển khai các loại vũ khí dẫn đường chính xác như bom thông minh hoặc tên lửa dẫn đường thông minh với độ sai lệch chỉ vài cm. Cả OLS-UE và PPK đều được phát triển và sản xuất bởi cùng một công ty là Precision Instrument Systems, một công ty con của Tổng công ty Nhà nước Roscosmos của Nga.Theo một phi công cấp cao của Không quân Nga cho biết việc trang bị OLS-UE cho MiG-29 sẽ giúp tăng cường khả năng không chiến của mẫu tiêm kích này nhưng đó chưa phải là tất cả.Một trong những trang bị khác của MiG-29 Ai Cập chính là hệ thống áp chế điện tử (ECM) MSP do Viện nghiên cứu Trung ương Axel Berg chế tạo với khả năng chính là vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường tên lửa tấn công của đối phương nhưng tầm hoạt động của nó cũng khá hạn chế. Mikoyan lần đầu tiên giới thiệu MSP trên MiG-29 là tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS cách đây vài năm, thậm chí hiện tại Không quân Nga vẫn chưa được trang bị MSP.Theo chuyên gia phân tích quân sự Anton Lavrov, biến thể MiG-29 của Ai Cập sở hữu sức mạnh tương đương các dòng tiêm kích đa năng của Phương Tây như F-16 của Mỹ hay JAS 39 Gripen của Thụy Điển trong một trận không chiến. Ngoài ra nó còn có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất hoặc hổ trợ trên không.Một lợi thế nữa của MiG-29 Ai Cập là việc nó kế thừa được một phần nào đó thành quả phát triển của Nga từ chương trình Sukhoi Su-30MKI và MiG-29K/KUB dành cho Ấn Độ. Vào thời điểm đó Ấn Độ đã bỏ không ít tiền để hiện đại hóa số MiG-29 mua từ Nga vốn được xem là lỗi thời.Và nhiều khả năng trong tương lai chính các trang bị điện tử trên MiG-29 của Ai Cập như OLS-UE và MSP sẽ được trang bị trên những chiếc MiG-29 của Nga.Hợp đồng đặt mua MiG-29 của Ai Cập được hai bên ký kết chính thức vào tháng hai năm nay với giá trị ước tính 2 tỷ USD cho 50 chiếc MiG-29M. Hai chiếc đầu tiên trong số đó sẽ được Nga chuyển giao cho quốc gia Bắc Phi này vào cuối năm nay và quá trình này sẽ kéo dài đến năm 2020.
Theo tờ Izvestia của Nga đưa tin cho hay, biến thể tiêm kích MiG-29 Ai Cập mua từ Nga nhiều khả năng sẽ được trang bị thêm hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST) và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến giúp biến chiến đấu cơ này thành một trong những biến thể MiG-29 hiện đại nhất hiện nay.
Đại diện các nhà thầu quốc phòng thực hiện hợp đồng MiG-29 của Ai Cập tiết lộ, những chiếc MiG-29 của Cairo sẽ được trang bị hệ thống IRST mới nhất hiện nay của Nga là OLS-UE. Nó không chỉ có thể phát hiện các máy bay địch trong cuộc không chiến với luồng nhiệt phát ra từ động cơ, mà nó còn có thể dò tìm cả các mục tiêu mặt đất, xác định tọa độ, số lượng mục tiêu và hiển thị hình ảnh trên buồng lái.
Ngoài IRST, MiG-29 của Ai Cập còn được tích hợp pod định vị mục tiêu PPK đi kèm với đó là hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt, màn hình hiển thị và hệ thống vị bằng laser. Pod cho phép phi công triển khai các loại vũ khí dẫn đường chính xác như bom thông minh hoặc tên lửa dẫn đường thông minh với độ sai lệch chỉ vài cm. Cả OLS-UE và PPK đều được phát triển và sản xuất bởi cùng một công ty là Precision Instrument Systems, một công ty con của Tổng công ty Nhà nước Roscosmos của Nga.
Theo một phi công cấp cao của Không quân Nga cho biết việc trang bị OLS-UE cho MiG-29 sẽ giúp tăng cường khả năng không chiến của mẫu tiêm kích này nhưng đó chưa phải là tất cả.
Một trong những trang bị khác của MiG-29 Ai Cập chính là hệ thống áp chế điện tử (ECM) MSP do Viện nghiên cứu Trung ương Axel Berg chế tạo với khả năng chính là vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường tên lửa tấn công của đối phương nhưng tầm hoạt động của nó cũng khá hạn chế. Mikoyan lần đầu tiên giới thiệu MSP trên MiG-29 là tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS cách đây vài năm, thậm chí hiện tại Không quân Nga vẫn chưa được trang bị MSP.
Theo chuyên gia phân tích quân sự Anton Lavrov, biến thể MiG-29 của Ai Cập sở hữu sức mạnh tương đương các dòng tiêm kích đa năng của Phương Tây như F-16 của Mỹ hay JAS 39 Gripen của Thụy Điển trong một trận không chiến. Ngoài ra nó còn có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất hoặc hổ trợ trên không.
Một lợi thế nữa của MiG-29 Ai Cập là việc nó kế thừa được một phần nào đó thành quả phát triển của Nga từ chương trình Sukhoi Su-30MKI và MiG-29K/KUB dành cho Ấn Độ. Vào thời điểm đó Ấn Độ đã bỏ không ít tiền để hiện đại hóa số MiG-29 mua từ Nga vốn được xem là lỗi thời.
Và nhiều khả năng trong tương lai chính các trang bị điện tử trên MiG-29 của Ai Cập như OLS-UE và MSP sẽ được trang bị trên những chiếc MiG-29 của Nga.
Hợp đồng đặt mua MiG-29 của Ai Cập được hai bên ký kết chính thức vào tháng hai năm nay với giá trị ước tính 2 tỷ USD cho 50 chiếc MiG-29M. Hai chiếc đầu tiên trong số đó sẽ được Nga chuyển giao cho quốc gia Bắc Phi này vào cuối năm nay và quá trình này sẽ kéo dài đến năm 2020.